Monday, 29/04/2024

Du lịch đến xứ lạnh nên ăn gì để giữ thân nhiệt?

13:29 11/02/2023

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Trứng, chuối, mật ong, thực phẩm giàu sắt, gia vị, trái cây khô và các loại hạt… là những thực phẩm có thể giúp giữ thân nhiệt tốt khi đi du lịch.

Thực phẩm góp phần ổn định sức khoẻ, nhiệt độ cơ thể thông qua việc cung cấp một nguồn năng lượng lớn, tham gia vào quá trình sinh nhiệt. Chúng cũng góp phần tăng cường trao đổi chất, bổ sung khoáng chất giúp tuyến giáp và tuyến thượng thận hoạt động tốt.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Bùi Ngọc An Pha - Giám đốc Y khoa Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, khi đi du lịch đến những nơi xứ lạnh trong dịp Tết, mọi người nên ưu tiên dùng những thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng, có tác dụng giữ ấm trong thời tiết khắc nghiệt dưới đây.

Rau củ: Củ cải, su hào, cà rốt, bắp cải, súp lơ và khoai lang là những thực phẩm cần thiết trong mùa đông. Cơ thể sẽ tạo ra nhiệt qua quá trình chuyển hóa thức ăn. Điều này có nghĩa là các loại thực phẩm mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa có thể giúp tăng nhiệt độ cơ thể.

Các loại rau củ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, do đó bạn nên dùng chúng vào bữa tối với món nướng hoặc súp ấm để cơ thể có thể nhanh chóng ấm lên.

Rau củ, các loại hạt... giúp cân bằng nhiệt độ cho cơ thể. Ảnh: Freepik

Carbohydrate phức hợp: Trời lạnh có thể khiến cơ thể cảm thấy đói nhanh. Để duy trì cân nặng hợp lý, mỗi người hãy ăn uống thông minh hơn. Bạn hãy bắt đầu ngày mới với bột yến mạch hoặc cháo để no và giữ ấm lâu hơn. Các loại carbohydrate phức tạp khác bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây và đậu lăng.

Bạn cũng có thể ăn nhẹ bằng bánh quy, thanh sôcôla, tuy nhiên các loại carbohydrate đơn giản này tiêu hóa nhanh, không giữ ấm cơ thể lâu.

Chuối: Một lựa chọn lành mạnh khác kết hợp chung với bột yến mạch hoặc cháo buổi sáng là chuối. Loại quả này chứa vitamin B và magie, giúp tuyến giáp, tuyến thượng thận hoạt động bình thường. Những tuyến này giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Vì vậy, một quả chuối mỗi ngày có thể giúp cơ thể tránh khỏi cơn rùng mình vì lạnh.

Trứng: Trứng thường được mô tả là "kho năng lượng" giúp giữ ấm, giàu protein, vitamin, hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng trong mùa lạnh.

Caffeine: Caffeine làm tăng quá trình trao đổi chất, điều này có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể.

Trà gừng nóng: Những người không thích hợp uống nhiều caffein thì nên uống một ít trà gừng nóng. Gừng có thể kích thích quá trình sinh nhiệt, làm ấm cơ thể từ trong ra ngoài. Gừng giúp tăng cường trao đổi chất, tiêu hóa, thúc đẩy lưu lượng máu để làm ấm ngón tay, chân. Nếu không thích uống trà gừng, bạn có thể thêm gừng vào súp, món hầm hoặc sinh tố.

Thêm gia vị: Ngũ vị bao gồm thì là, quế, hạt vừng, hạt tiêu và nghệ. Nhiều người nghĩ rằng tương ớt cay là tốt nhất nhưng tương ớt làm đổ mồ hôi nhẹ và giúp hạ nhiệt. Thì là tạo ra nhiệt ít, giúp giữ ấm lâu hơn. Trong khi đó, nghệ ít cay hơn ớt đỏ nhưng tạo nhiệt cho thức ăn, có thể kết hợp cùng sữa hoặc trà.

Quế cũng làm tăng nhiệt độ cơ thể bằng cách tăng quá trình trao đổi chất. Thực phẩm này dễ kết hợp với đồ uống ấm như sôcôla nóng, súp. Dung nạp hạt tiêu (trắng hoặc đen) và vừng cũng tốt cho sức khỏe khi di chuyển đến xứ lạnh. Hạt tiêu ngăn ngừa bệnh cúm, vừng giúp hỗ trợ chữa các bệnh về đường hô hấp như: viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn.

Thực phẩm giàu sắt: Nếu luôn bị lạnh tay chân, bạn có thể bị thiếu sắt hoặc thiếu máu. Sắt quan trọng trong việc mang oxy đến tất cả bộ phận của cơ thể. Thịt đỏ, rau bina, đậu đen (cũng là một nguồn protein tốt, không chứa chất béo bão hòa), thịt gia cầm, đậu lăng và ngũ cốc là những thực phẩm chứa nhiều sắt.

: Bơ là một chất béo dễ tiêu hóa, làm tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh cúm, cảm lạnh thông thường, giúp xương chắc khỏe. Bạn có thể thay dầu bằng bơ khi nấu ăn.

Trái cây khô và các loại hạt: Bạn có thể rắc những thực phẩm này lên bột yến mạch, cháo, hoặc dùng trong các bữa ăn nhẹ. Trái cây khô và các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, nho khô tạo nhiệt trong cơ thể, hữu ích với người thiếu sắt. Mỗi người ăn đủ lượng trái cây, các loại hạt theo khuyến nghị của bác sĩ.

Mật ong: Một thìa mật ong dùng với nước ấm là chìa khóa giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, ngăn ngừa cảm lạnh và ho. Mật ong có tính ấm, thường xuyên ăn hoặc uống mật ong sẽ giúp giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh giá.

Nước: Nếu dễ cảm lạnh khi đi du lịch tới xứ lạnh thì bạn cần uống nhiều nước hơn. Khi bị mất nước, nhiệt độ cơ thể có thể bị giảm xuống. Để bản thân uống đủ nước, mỗi người hãy luôn mang theo một chai nước bên mình.

Theo Vnexpress

https://vnexpress.net/du-lich-den-xu-lanh-nen-an-gi-de-giu-than-nhiet-4561113.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke