Tuesday, 23/04/2024

Đột quỵ ở người già: Chỉ cần lơ là bạn có thể mất cha mẹ mãi mãi

11:20 02/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Chúng ta có thể dành thời gian cho công việc, đam mê mà quên rằng quỹ thời gian dành cho cha mẹ mình là điều thật sự cần được ưu tiên. Tuổi tác càng lớn, bệnh tật tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu tích lũy càng nhiều - đây đều là ngòi thuốc nổ cho “quả bom” đột quỵ.

Đột quỵ ở người già - căn bệnh hiện hữu xung quanh tuổi tác

Người xưa vẫn nói “Sinh hữu hạn, tử vô kỳ”. Đột quỵ là một trong những căn bệnh có thể khiến chúng ta - những người con rơi vào trạng thái không kịp nói lời từ biệt với cha mẹ dù chỉ là một khoảnh khắc.

Tuổi tác càng lớn, đấng sinh thành càng đối diện với ti tỉ điều khó khăn. Từ thay đổi tính nết đến bệnh tật thay nhau “viếng thăm” như tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, tăng mỡ máu, xơ vữa mạch. Chưa kể, những thói quen xấu khi còn trẻ như hút thuốc lá, rượu bia, thức khuya, căng thẳng… tích lũy theo năm tháng trở thành mối nguy cho sức khỏe khi tuổi xế chiều.

Đột quỵ - “tử thần” có thể cướp đi người thân của bạn bất kỳ lúc nào (Ảnh minh họa)

Bệnh tật, thói quen xấu kéo dài hàng thập kỷ làm hư hỏng dần các mạch máu não, khiến chúng dễ tổn thương, tắc nghẽn hoặc vỡ ra, cuối cùng gây ra cơn đột quỵ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tại nước ta đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế.

Mỗi năm nước ta có hơn 200.000 ca đột quỵ, trong đó có đến 50% số ca đột quỵ diễn biến xấu đi và tử vong. Nguy cơ xảy ra đột quỵ gia tăng theo tuổi, tăng gấp đôi cứ mỗi 10 năm sau 55 tuổi, xấp xỉ 28% đột quỵ xảy ra dưới 65 tuổi. Điều đáng lo, theo tạp chí Stroke, có đến 85% các ca đột quỵ xảy ra sau tuổi 50.

Nhà có người lớn tuổi, hãy chú ý các dấu hiệu đột quỵ

Đột quỵ là một trong ba nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chi phí tốn kém mà hiệu quả không cao vì thường để lại di chứng nặng nề như tàn phế, liệt, khiếm khuyết một chức năng nào đó, không thể sinh hoạt một cách bình thường, sống thực vật.

Các nghiên cứu cho thấy, 60 - 70% người bệnh sau đột quỵ phải có sự trợ giúp một phần hay hoàn toàn, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vì vậy, nếu chẳng may bị đột quỵ, việc phát hiện sớm rất có lợi cho người bệnh, có thể hạn chế khả năng tử vong cũng như di chứng sau đó.

Xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân là dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ đang đến rất gần (Ảnh minh họa)

Mỗi chúng ta cần nhớ rằng, cơ thể con người là cỗ máy tuyệt diệu. Nếu có bất thường sẽ nhanh chóng phát đi lời “cầu cứu”, việc của chúng ta là hãy lắng nghe và nếu xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ cần nhanh chóng gọi cấp cứu và đến bệnh viện ngay.

Trong đó, biểu hiện sớm nhất của người đột quỵ là xây xẩm, chóng mặt, đau đầu dữ dội, nói khó mắt nhìn không rõ ở một hoặc hai mắt, liệt mặt, miệng méo, nhân trung lệch sang một bên. Ngoài ra, khi đang trong cơn đột quỵ, một triệu chứng khá phổ biến là một cánh tay hoặc một chân sẽ dần yếu đi và tê liệt dẫn đến cầm nắm khó khăn, đi đứng không vững, thậm chí bị ngã khuỵu.

Trong khi đợi xe cấp cứu, cần cho người bệnh nằm ở tư thế đầu cao, lưng nghiêng 45 độ để khi người bệnh bị nôn thì đờm dãi không chui vào mũi, miệng, phổi; mặc quần áo thoáng, mở phần cổ áo để kiểm tra hô hấp.

Người nhà tuyệt đối không cho người bị đột quỵ ăn, uống bất kỳ thuốc gì, cũng không xoa bóp, bấm huyệt, chích nặn máu ở đầu ngón tay hay sau tai vì đây là những biện pháp không có tác dụng. Lúc này, người bệnh thường rơi vào trạng thái mê man, uống nước hay thuốc đều dễ bị sặc, làm tắc đường thở. Thực tế, từng có người tử vong vì hít sặc chứ không phải vì đột quỵ.

 Thêm một chút quan tâm cha mẹ, cũng đủ để viên mãn tuổi xế chiều

Bố mẹ còn, cuộc đời vẫn có nơi để ta đến. Bố mẹ mất, đời này chỉ còn lại lối đi về. Cuộc đời trăm năm có 2 điều không thể chờ đợi, đó là báo hiếu và sức khỏe. Tỷ phú Bill Gates từng nói trong một cuộc phỏng vấn: “Điều không thể chờ đợi nhất trên thế giới này chính là hiếu kính với bố mẹ”.

Sức khỏe - điều tưởng chừng rất bình thường ở người trẻ lại khó có được khi về già. Đây là quy luật tất yếu của cuộc sống. Vì vậy, cách săn sóc cha mẹ tinh tế nhất là hỗ trợ để các đấng sinh thành có sức khỏe tốt, từ đó tự mình thực hiện những sinh hoạt đời thường.

Món quà giúp ngăn ngừa cục máu đông, bảo vệ cha mẹ trước nguy cơ đột quỵ chính là cách mỗi người con lặng lẽ ở bên, đồng hành với ước mơ lớn nhất của đấng sinh thành tuổi xế chiều: có sức khỏe để chứng kiến từng cột mốc đáng nhớ trong cuộc đời con cháu.

Theo Sức khỏe đời sống

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke