Sụn rất quan trọng với khớp, lớp sụn mất đi khiến không gian khớp bị thu hẹp, gây ra các bệnh viêm xương khớp, thoái hóa khớp… dẫn tới đau và viêm.
Cơ thể chứa ba loại sụn khác nhau: sụn hyaline, sụn đàn hồi và sụn sợi. Sụn hyalin hay còn gọi là sụn khớp, là loại sụn quen thuộc, chúng tạo thành một lớp dày trên các đầu xương trong khớp. Loại sụn này cũng được tìm thấy trong vách ngăn mũi và khí quản. Trong thoái hóa khớp, mất sụn là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự tiến triển của bệnh.
Sụn khớp rất trơn và có độ ma sát thấp, điều này cho phép các xương trong khớp cử động dễ dàng khi vận động. Sụn khớp cũng có vai trò như một lớp đệm và bộ phận giảm xóc cho khớp. Khi sụn bị tổn thương hoặc mòn đi, khớp bị ảnh hưởng sẽ trở nên đau, cứng và hạn chế chuyển động. Đây là những triệu chứng người bệnh cần đi thăm khám để phát hiện bệnh về khớp.
Khi đó, có rất ít hoặc không còn lớp sụn để làm nhiệm vụ như một bộ giảm xóc. Mất sụn ở một hoặc nhiều khớp có thể gây ra các cơn đau và sau cùng dẫn đến hạn chế chức năng, thậm chí có thể tàn tật, do đó cần phát hiện và điều trị sớm. Bên cạnh nguyên nhân như vận động quá mức khiến khớp và sụn tổn thương, hao mòn, sụn có thể bị thoái hoá theo thời gian vì nhiều lý do khác nhau.
Thoái hóa sụn tiến triển gây đau và viêm, với tình trạng thoái hóa khớp nặng, sụn khớp có thể bị mài mòn hoàn toàn khiến khớp bị ảnh hưởng không còn lớp đệm và bắt đầu cọ xát vào xương. Người bệnh sẽ gặp những cơn đau khớp, mất cử động và thậm chí mất chức năng liên quan đến khớp bị ảnh hưởng.
Tổn thương sụn khớp có thể nhận biết trên phim chụp X-quang, là sự thu hẹp không gian khớp giữa các xương. Ở đầu gối, mất sụn khớp thường là mất sụn chêm. Điều này gây thêm căng thẳng cho các đầu xương tạo thành khớp, hình thành nên các chất tạo xương, hoặc các chồi xương ngay ở rìa khớp.
Nghiên cứu đã chỉ ra, các yếu tố nguy cơ hàng đầu góp phần làm mất sụn nhanh chóng bao gồm tổn thương sụn, rách sụn chêm và các chấn thương nghiêm trọng khác có thể quan sát được trên MRI. Viêm bao hoạt dịch và tràn dịch khớp cũng là nguyên nhân gây mất sụn. Thừa cân, béo phì cũng được coi là một yếu tố nguy cơ, cứ tăng mỗi đơn vị chỉ số khối cơ thể (BMI), nguy cơ bị mất sụn cũng tăng 11%.
Sụn khớp có thể được phục hồi theo nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Phẫu thuật là một quy trình ghép cấy ghép các tế bào sụn mới hoặc bác sĩ có thể lấy một phần xương và sụn khỏe mạnh từ khu vực khác để cấy ghép vào. Hiện tại, thủ thuật này chủ yếu điều trị trong chấn thương đầu gối. Các thủ thuật nội soi bao gồm phẫu thuật tạo hình khớp bằng phương pháp cắt xương vi điểm, khoan và mài mòn. Cách này giúp tạo ra những vùng tổn thương nhỏ và kích thích sụn mọc lại.
Thuốc được sử dụng để kiểm soát viêm xương khớp và các loại viêm khớp khác và cơ chế vận động cơ thể khỏe mạnh cũng giúp bảo tồn lớp sụn. Tùy theo tình trạng bệnh, phương pháp điều trị cụ thể sẽ tùy theo tình trạng bệnh và được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.