Thursday, 21/11/2024

Đầu tư mạnh v ào lĩnh vực năng lượng tái tạo, gánh nặng nợ vay 'đè nặng' Tập đoàn Hà Đô

15:57 26/04/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Trong khoảng 2 năm trở lại đây, Tập đoàn Hà Đô chuyển hướng đầu tư mạnh vào lĩnh vực năng lượng tái tạo với nhiều dự án lớn được đồng thời triển khai như Thủy điện Đăk Mi, Thủy điện Sông Tranh, Nhà máy điện gió 7A Thuận Nam… Tuy nhiên, tham vọng đầu tư lớn đã khiến doanh nghiệp đang chịu áp lực rất lớn về dòng tiền và gánh nặng nợ vay.

Mảng kinh doanh trụ cột suy giảm, đẩy mạnh đầu tư năng lượng tái tạo

Khoảng 2 năm trở lại đây, nhiêu doanh nghiệp lớn đang ồ ạt đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo (điện gió và điện mặt trời), đặc biệt là các “ông lớn” bất động sản như Bitexco, Bim Group, Tập đoàn Trung Nam, Tập đoàn Hà Đô…

Trong đó, CTCP Tập đoàn Hà Đô (Mã: HDG) gây nhiều chú ý khi dần “xa rời” lĩnh vực kinh doanh “trụ cột” là đầu tư và phát triển bất động sản, đẩy mạnh đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo.

Tập đoàn Hà Đô được thành lập từ năm 1992, thực hiện cổ phần hóa vào năm 2004 và chính thức niêm yết trên HOSE từ năm 2010.

Lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, được coi là “trụ cột” về doanh thu, lợi nhuận cho Hà Đô là bất động sản. Ở mảng này, Hà Đô đã xây dựng thương hiệu trên thị trường với hàng loạt dự án nhà ở như: Dự án 183 Hoàng Văn Thái (2009), Dự án Nguyễn Văn Công (2010), dự án CC1 (2014), đặc biệt là dự án HaDo Centrosa (2016) đã giúp doanh nghiệp tạo được “tiếng vang” lớn.

Tuy nhiên trong khoảng 2 năm trở lại đây, các hoạt động đầu tư của Hà Đô không còn được ưu tiên cho các dự án trong lĩnh vực bất động sản. Kể từ năm 2018, khoản mục bất động sản đang xây dựng của Hà Đô suy giảm mạnh.

Kể từ năm 2018, khoản mục bất động sản đang xây dựng của Hà Đô suy giảm mạnh.  

Năm 2009, Hà Đô đã lấn sân sang đầu tư năng lượng nhưng phải đến năm 2019, doanh nghiệp mới đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực này.

Ban đầu, HDG chỉ đầu tư vào các nhà máy thủy điện nhỏ (công suất thiết kế dưới 30MW), sau đó dần mở rộng danh mục đầu tư sang các dự án điện gió và điện mặt trời.

Đến cuối tháng 9/2020, HDG đã sở hữu 3 nhà máy thủy điện với tổng công suất 119MW và 2 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 98MWp. Ngoài ra, công ty đang tiến hành đầu tư 3 nhà máy điện khác với tổng công suất 245MW.

Với điện mặt trời, Hồng Phong 4 – dự án điện mặt trời đầu tiên của HDG - đã chính thức phát điện từ tháng 6/2019 với công suất 48MWp, sản lượng bình quân 300MWh/ngày, ước đạt 96 triệu KWh/năm.

Vào đầu năm 2020, công ty đã tiến hành mua lại dự án điện mặt trời SP Infra tại Ninh Thuận (công suất 50 MWp).

Từ năm 2020 đến nay, Hà Đô liên tục huy động vốn và bơm vốn vào các nhà máy điện. Chẳng hạn, tháng 3/2020, Hà Đô công bố tăng vốn cho Công ty TNHH MTV Điện gió Hà Đô Thuận Nam từ 10 tỷ đồng lên 455 tỷ đồng để đầu tư dự án điện gió 7A Thuận Nam.

Hà Đô đang đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực năng lượng với loạt dự án lớn.

Thông tin từ Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020, ban lãnh đạo Hà Đô cho biết công ty có kế hoạch giải ngân 4.800 tỷ đồng vào 4 nhà máy giai đoạn 2020-2021: Thủy điện Đăk Mi (1.499 tỷ đồng), Thủy điện Sông Tranh (630 tỷ đồng), Nhà máy điện mặt trời SP Infra (973 tỷ đồng) và Nhà máy điện gió 7A Thuận Nam (1.710 tỷ đồng).

Doanh nghiệp cũng cho biết, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện dự án Đăk Mi 2 và Sông Tranh 4, Tập đoàn sẽ tập trung phát triển dự án Điện mặt trời Bác Ái 14 (công suất 120MW, sản lượng 228 triệu Kwh/năm), dự án điện gió Tiến Thành 1 (50MW), dự án điện gió 7A Thuận Nam (20MW),…

Chi phí tài chính tăng vọt, lợi nhuận sụt giảm

Nhìn vào quy mô đầu tư của Hà Đô thời gian gần đây, có thể thấy, các dự án lớn được tập trung vào lĩnh vực năng lượng. Tuy nhiên, vấn đề mà nhiều nhà đầu tư lo ngại là các dự án năng lượng có quy mô vốn đầu tư lớn, nhưng thời gian thu hồi vốn rất lâu và không biết Công ty có đủ nguồn lực để hiện thực hóa tham vọng này hay không?

Bởi chính tham vọng đầu tư lớn đã kéo chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng vọt, lợi nhuận sau thuế sụt giảm và nợ vay tăng cao.

Theo báo cáo tài chính quý 4/2020 của Tập đoàn Hà Đô, chi phí tài chính quý này tăng vọt lên 135 tỷ đồng, tăng tới hơn 407%, gấp 5 lần cùng kỳ 2019. Sự tăng vọt của chi phí tài chính trong quý 4 kéo theo chi phí tài chính cả năm 2020 tăng 60,8% so với năm 2019, mức chi lên tới 379,2 tỷ đồng trong cả năm 2020.

Trong đó, chi phí lãi vay tăng từ gần 50 tỷ đồng quý 4/2019 lêm hơn 130 tỷ đồng quý 4/2020. Tính chung cả năm 2020, khoản chi phí này gần 370 tỷ đồng, tăng 142 tỳ đồng so với con số 228 tỷ đồng cùng kỳ 2019.

Chi phí tài chính năm 2020 của Hà Đô tăng gấp 5 lần cùng kỳ 2019.

Doanh thu thuần hợp nhất quý IV/2020 đạt 1.168 tỷ đồng, giảm nhẹ 4,6% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp quý này ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, tới 30,6% so với quý IV/2019, đạt giá trị 603 tỷ đồng.

Sự tăng trưởng ngoạn mục của lợi nhuận gộp có được nhờ Công ty ghi nhận con số giá vốn hàng bán giảm mạnh, giảm tới 26% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế cả năm 2020, Hà Đô đạt doanh thu thuần gần 5.000 tỷ đồng, tăng hơn 15%. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán của doanh nghiệp này trong cả năm 2020 vẫn tăng 12,8% so với năm trước.

Theo thông tin tại thuyết minh báo cáo tài chính của Hà Đô, giá vốn hàng bán của doanh nghiệp này chủ yếu nằm ở bất động sản, với tổng giá trị loại sản phẩm này lên tới 1.669,5 tỷ đồng trong năm 2020. Ngoài ra, Công ty còn có một số loại chi phí khác được ghi nhận vào giá vốn hàng bán, như hoạt động xây lắp, dịch vụ cho thuê bất động sản đầu tư, thủy điện, điện mặt trời, khách sạn.

Kết quả, lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 4/2020 đạt 379 tỷ đồng, giảm gần 4,5% cùng kỳ 2019, luỹ kế cả năm đạt 1.591 tỷ đồng, tăng 14,5%.

Lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 4 đạt 298 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ 2019, luỹ kế cả năm đạt 1.260 tỷ đồng, tăng gần 13%.

Lãi ròng cổ đông công ty mẹ quý 4 đạt 204 tỷ đồng, giảm gần 29%, luỹ kế cả năm đạt 968 tỷ đồng, tăng 4% năm 2019.

Áp lực dòng tiền, gánh nặng nợ vay

Nhìn lại bức tranh kinh doanh năm 2020, dù kết quả tích cực nhưng HDG vẫn đang đối mặt với áp lực trả nợ lớn, gánh nặng chính đè lên chi phí tài chính là áp lực trả lãi các khoản tiền vay. Cơ cấu lãi vay của Hà Đô trong năm 2020 chiếm gần 98% tổng chi phí tài chính, tăng nhẹ 1,3 % so với cùng kỳ năm 2019.

Tính đến 31/12/2020, nợ phải trả của Hà Đô ghi nhận hơn 9.836 tỷ đồng, giảm hơn 748 tỷ đồng so với số nợ 10.584 tỷ đồng cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, con số này khiến Hà Đô đang đối diện với áp lực trả nợ tương đối lớn.

Các khoản vay tài chính ngắn hạn của Hà Đô được điều chỉnh giảm, ngược lại các khoản vay dài hạn lại có xu hướng "phình to".

Trong đó, doanh nghiệp đã có sự điều chỉnh giảm các khoản vay tài chính ngắn hạn, nhưng ngược lại, các khoản vay dài hạn lại có xu hướng phình to. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn đã tăng từ 4.694 tỷ đồng thời điểm đầu năm 2020, lên mức 5.868 tỷ đồng vào cuối năm. Diễn biến hoạt động tài chính và đầu tư của Hà Đô cho thấy, công ty vẫn đang trong giai đoạn tăng tốc đầu tư rất mạnh.

Tuy nhiên, báo cáo lưu chuyển tiền cho thấy, dòng tiền trong hoạt động kinh doanh của Hà Đô dù vẫn ở mức dương, nhưng không đủ bù cho sự thâm hụt dòng tiền đầu tư. Dòng tiền cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp năm 2020 ghi nhậm âm 2.336 tỷ đồng, giảm 279 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019.

Dòng tiền đầu tư của Hà Đô năm 2020 ghi nhậm âm 2.336 tỷ đồng, giảm 279 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019.

Dòng tiền đầu tư âm khiến Công ty phải bù đắp dòng tiền từ hoạt động tài chính, trong đó có việc gia tăng vay tài chính. Trong cả năm 2019 và 2020 Hà Đô đều tăng quy mô vay tài chính.

Trong tháng 1/2021 Hà Đô đã thực hiện một đợt phát hành 2,1 triệu trái phiếu ra công chúng đợt với thời hạn trái phiếu là 2 năm với lãi suất cố định là 10,25%/năm cho toàn bộ kỳ hạn của trái phiếu. Quy mô phát hành tương ứng với số tiền 210 tỷ đồng theo mệnh giá.

Hà Đô gia tăng vay tài chính để bù đắp cho dòng tiền đầu tư đang thâm hụt.

Bước sang năm 2021, Hà Đô vẫn không che giấu tham vọng tiếp tục đầu tư, đẩy mạnh đầu tư, huy động vốn để triển khai đồng thời các dự án năng lượng và bất động sản.

Để phục vụ tham vọng này, Tập đoàn Hà Đô cho biết trong ngắn hạn, việc duy trì số dư vay ngân hàng lớn và dự báo còn tiếp tục tăng, trong khi các nhà máy đang trong giai đoạn đầu tư, nên Hà Đô sẽ chịu áp lực về dòng tiền trong 2-3 năm tới.

Theo Sở hữu trí tuệ

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke