Tuesday, 23/04/2024

Dấu hiệu cảnh báo viêm bàng quang xuất huyết

14:27 03/12/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Viêm bàng quang xuất huyết là tình trạng nhiễm trùng tiết niệu nguy hiểm với dấu hiệu lâm sàng rõ ràng nhất là đi tiểu ra máu.

Bàng quang có chức năng chứa nước tiểu trước khi đào thải ra khỏi cơ thể. Viêm bàng quang xảy ra khi đường tiết niệu bị nhiễm trùng hoặc do ảnh hưởng từ việc điều trị các bệnh lý khác. Khi ấy lớp niêm mạc và dưới niêm mạc của bàng quang sẽ bị bào mòn. Tạo điều kiện cho vi khuẩn và các chất độc tấn công, gây tổn thương biểu mô chuyển tiếp của bàng quang.

BS. CKII Võ Thị Kim Thanh, Trung tâm Tiết niệu - Thận học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho hay, ngoài biểu hiện điển hình là đi tiểu ra máu thì triệu chứng viêm bàng quang xuất huyết còn được phân theo 4 mức độ khác nhau, gồm:

Loại I: chảy máu vi thể, không thể nhìn thấy máu lẫn trong nước tiểu bằng mắt thường

Loại II: có thể nhìn thấy hiện tượng máu lẫn trong nước tiểu bằng mắt thường

Loại III: máu trong nước tiểu là những cục máu đông li ti.

Loại IV: cục máu đông to đủ để ngăn chặn nước tiểu thoát ra khỏi cơ thể.

Phụ nữ có nguy cơ cao mắc viêm bàng quang xuất huyết hơn so với nam giới. Ảnh: Freepik

Ngoài ra, bạn cũng có thể biết được mình mắc viêm bàng quang xuất huyết thông qua những dấu hiệu lâm sàng như: đau ở vùng chậu, xương mu, hạ sườn; đau, nóng rát khi đi tiểu; tần suất và nhu cầu đi tiểu tăng cao bất thường; thường gặp tình trạng tiểu gấp, tiểu són; nước tiểu màu đậm, có mùi hôi, nồng.

Những triệu chứng trên giống với viêm bàng quang cấp tính tuy nhiên cường độ đau ở người bệnh viêm bàng quang xuất huyết sẽ nặng hơn do tình trạng nhiễm trùng nặng như viêm và chảy máu ở bàng quang.

Viêm bàng quang xuất huyết do vi khuẩn hoặc chất độc gây hại xuất hiện trong bàng quang. Nguyên nhân gây bệnh đến từ những lý do sau:

Hoạt động hóa trị: Người thực hiện hóa trị có thể bị viêm bàng quang xuất huyết cao hơn những người khác, do hai loại thuốc thường được dùng trong hóa trị để tiêu diệt các tế bào ung thư là cyclophosphamide và ifosfamide có khả năng phân hủy thành chất độc acrolein. Khi chất acrolein dẫn đến bàng quang, lớp niêm mạc và thành bàng quang có thể bị tổn thương và nhiễm trùng nặng. Từ đó gây chảy máu bàng quang và viêm bàng quang xuất huyết. Hơn nữa, việc hóa trị cũng làm người bệnh tăng nguy cơ mắc viêm bàng quang xuất huyết mạn tính cao hơn người khác.

Hoạt động xạ trị: Xạ trị là một trong những nguyên nhân gây viêm bàng quang xuất huyết và viêm bàng quang xuất huyết mạn tính do suy yếu chức năng niêm mạc. Người thực hiện xạ trị phải tiếp xúc với chùm tia phóng xạ ion hóa, đây là tác nhân gây vỡ mạch máu của lớp niêm mạc bàng quang. Những tác động của xạ trị lên niêm mạc có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Người bệnh sẽ có nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang gây ra viêm bàng quang xuất huyết.

Nhiễm trùng: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm bàng quang xuất huyết, phổ biến nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu. Phụ nữ có khả năng bị viêm bàng quang xuất huyết do nhiễm trùng nhiều hơn nam giới bởi cấu trúc niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nam giới. 80% ca viêm bàng quang xuất huyết do vi khuẩn Escherichia coli gây ra. Bên cạnh đó, vi khuẩn proteus mirabilis tụ cầu vàng, lậu cầu, trực khuẩn mủ xanh cũng gây ra những vấn đề về bàng quang.

Bác sĩ Kim Thanh cho hay, điều trị viêm bàng quang xuất huyết do nguyên nhân nhiễm trùng nhẹ sẽ có kết quả tốt hơn so với nguyên nhân hóa trị và xạ trị. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị kịp thời hoặc bệnh tái lại nhiều lần sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và hệ miễn dịch của người bệnh. Do đó, nếu được xác định viêm bàng quang xuất huyết do nhiễm trùng, người bệnh không nên quá lo lắng mà cần thận trọng làm theo đúng chỉ định điều trị từ bác sĩ.

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke