Thursday, 21/11/2024

Bệnh tim bẩm sinh cần được phát hiện sớm để được theo dõi và điều trị kịp thời

10:41 30/11/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Thông liên thất là bệnh có tỉ lệ gặp cao nhất trong nhóm bệnh tim bẩm sinh, cần được phát hiện sớm để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Tim bẩm sinh là nhóm bệnh lý dị tật bẩm sinh phổ biến nhất ở trẻ em. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, thậm chí có nguy cơ gây tử vong. Trong nhóm tim bẩm sinh, bệnh thông liên thất là bệnh có tỉ lệ gặp cao nhất. Bình thường quả tim có 4 buồng gồm 2 tâm nhĩ nằm ở trên và 2 tâm thất nằm ở dưới. Khi tồn lại 1 “lỗ thủng” nằm trên vách tim ngăn cách giữa tâm thất phải và tâm thất trái - đó là bệnh thông liên thất.

Ảnh minh họa

Phân loại bệnh thông liên thất theo kích thước lỗ thông

- Lỗ thông kích thước nhỏ: thường không cần can thiệp sớm, theo dõi định kỳ kiểm tra tiến triển khi trẻ lớn dần theo tuổi.

- Lỗ thông kích thước trung bình: đa số cần can thiệp hoặc phẫu thuật nhưng chỉ cần tiến hành khi trẻ lớn.

- Lỗ thông kích thước lớn: cần can thiệp hoặc phẫu thuật sớm khi trẻ còn nhỏ, do lỗ thông gây suy tim và ảnh hưởng đến phát triển.

Phân loại bệnh thông liên thất theo vị trí lỗ thông

- Lỗ thông phần màng hoặclỗ thông phần cơ: 75% các trường hợp lỗ ở 1 trong 2 vị trí này có thể tự khỏi, đa phần lỗ nhỏ dần theo thời gian theo dõi.

- Lỗ thông phần buồng nhận hoặc lỗ thông phần phễu: các trường hợp này gần như không thể tự đóng, cần can thiệp điều trị.

Bệnh thông liên thất gây ảnh hưởng đến tim và sự phát triển của trẻ như thế nào?

Bình thường hoạt động của tim được đảm bảo dẫn máu theo 1 chiều duy nhất giữa các buồng tim, van tim và mạch máu. Sự tồn tại một “lỗ thủng” trong tim trên vách ngăn dẫn đến xuất hiện dòng máu chuyển sang một hướng khác bất thường, cụ thể với bệnh thông liên thất, máu được dẫn từ tim trái sang tim phải qua lỗ thông, dẫn đến hệ quả lượng máu được đưa lên động mạch phổi tăng bất thường và gây quá tải cho hoạt động của tim. Mức độ nặng của bệnh phụ thuộc vào kích thước lỗ thông, lượng máu “bất thường” qua lỗ thông và mức độ suy tim/tăng áp phổi.

Tim và phổi là hai hệ cơ quan chính bị ảnh hưởng và dẫn đến các biểu hiện của trẻ bao gồm:

- Do tim hoạt động quá tải nên trẻ dễ bị suy tim, gây các biểu hiện thở nhanh, bú ngắn hơi, hay ra mồ hôi trộm, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, mức độ nặng có thể có phù, bụng chướng, gan to, tiểu ít...

Theo Sức khỏe cộng đồng

https://suckhoecongdongonline.vn/benh-tim-bam-sinh-can-duoc-phat-hien-som-de-duoc-theo-doi-va-dieu-tri-kip-thoi-d261462.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke