Wednesday, 24/04/2024

Có nên xóa nốt ruồi?

18:13 13/10/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Nốt ruồi có thể là một dấu hiệu của ung thư da, nên phải kiểm tra kỹ trước khi xóa để không nhầm lẫn và phải thực hiện tại bệnh viện.

Ảnh minh họa

Bác sĩ Lê Minh Châu, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết hầu hết các nốt ruồi đều vô hại nên không nhất thiết phải xóa, trừ trường hợp ảnh hưởng thẩm mỹ hay gây kích ứng do cọ xát.

Có rất nhiều phương pháp xóa nốt ruồi như đốt điện, đốt laser, chấm axit, chấm nitơ lỏng hay phẫu thuật. Tùy vào vị trí, kích thước nốt ruồi, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp tối ưu. Đối với nốt ruồi nhỏ, bác sĩ xóa bằng laser vì có thể tác động chính xác vào điểm cần xóa và không gây tổn thương mô xung quanh quá nhiều.

Không nên xóa quá nhiều nốt ruồi cùng một lúc vì có thể gây khó khăn trong quá trình chăm sóc da sau xóa, dẫn đến dễ nhiễm trùng và tạo sẹo xấu. Một số nốt ruồi có thể có gốc nằm ở sâu dưới da và không thể đốt hết trong một lần điều trị nên sẽ tái phát.

Tuyệt đối không tự tẩy nốt ruồi tại nhà bằng phương pháp dân gian như giấm táo, đắp tỏi, dùng lưỡi dao cạo... "Những cách này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc để lại sẹo vĩnh viễn", bác sĩ Châu nói.

Sau khi xóa nốt ruồi bằng laser nên giữ khô, tránh đọng nước nơi vết đốt, không được chà hoặc gãi khiến cho da tổn thương. Thường xuyên vệ sinh sát khuẩn quanh vết thương bằng nước muối sinh lý, hỗ trợ loại bỏ tối đa sự tích tụ của vi khuẩn, tế bào chết hay chất nhờn. Không để xà phòng hoặc nước nóng thấm vào gây viêm loét. Sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ kê và để vết thương tự bong.

Sau tẩy nốt ruồi, nên bổ sung một số nhóm dinh dưỡng trong vitamin A như bí đỏ, gấc, cà chua, cà rốt, dấp cá; trái cây nhiều vitamin C như quýt, bưởi, chanh, cam, kiwi, dâu, vitamin E, kẽm, Omega 3... Uống hai đến ba lít nước mỗi ngày, đẩy nhanh quá trình lành thương.

Thoa kem chống nắng, mang phụ kiện (mũ, kính, nón, ô...) và mặc trang phục dài để che chắn, ngừa thâm sạm tại vùng da mới điều trị. Hạn chế đến những nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi, khí thải... để làn da được bảo vệ tốt.

Khi muốn xóa nốt ruồi, bạn cần đến cơ sở uy tín để kiểm tra, tránh nhầm lẫn nốt ruồi lành tính với các loại ung thư da và xóa bằng các phương pháp thông thường. "Sai lầm không những làm nặng lên tình trạng bệnh mà còn trì hoãn, gây khó khăn trong chẩn đoán và điều trị bệnh sau này", bác sĩ Châu nói.

Theo báo Vnexpress

https://vnexpress.net/co-nen-xoa-not-ruoi-4520816.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke