Wednesday, 04/12/2024

Có cần khám hậu COVID-19 cho trẻ?

15:10 25/03/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Nhiều phụ huynh băn khoăn khi nào nên khám hậu COVID-19 cho trẻ.

Theo Bộ Y tế, tính từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, tỉ lệ mắc COVID-19 của người dưới 18 tuổi ở nước ta là 19,2%, tương đương khoảng hơn 490.000 trẻ. Trong đó có 4,8% trẻ từ 13-17 tuổi; 8% trẻ 6-12 tuổi; 2,8% trẻ từ 3-5 tuổi và 3,6% trẻ từ 0-2 tuổi. Hầu hết trẻ mắc COVID-19 đều nhẹ và phục hồi nhanh hơn người lớn.

Theo nhận định của PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, những quan sát gần đây cho thấy, một số ít trẻ vẫn bị tình trạng hậu COVID-19 từ nhẹ đến nặng, nhất là Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). Hội chứng MIS-C sau nhiễm SARS-CoV-2 tuy hiếm gặp nhưng là tình trạng nặng và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh thường xảy ra sau mắc COVID- 19 khoảng từ 2 - 6 tuần với các biểu hiện thường gặp như: Sốt cao liên tục, rối loạn tiêu hóa, phát ban ngoài da, môi lưỡi đỏ… Bệnh thường gây tổn thương đa cơ quan như tim, mạch máu và các cơ quan khác khiến tình trạng bệnh tiến triển nhanh cần nhập viện.

Lấy dịch họng làm xét nghiệm COVID-19 PCR. (Ảnh: medlatec)

“Đến nay chưa có yếu tố nào giúp tiên đoán chắc chắn trẻ sẽ bị hậu COVID-19 sau mắc cấp tính. Một trẻ mắc COVID-19 với mức độ nhẹ cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu của hậu COVID-19. Tuy nhiên, nếu trẻ mắc COVID-19 cấp tính nguy kịch cần thở máy hoặc chăm sóc ở các đơn vị hồi sức tích cực, sau khi khỏi bệnh sẽ dễ bị mắc các triệu chứng như mệt mỏi, yếu cơ… Đây là những triệu chứng hay gặp ở người đã phải điều trị hồi sức”, TS Điển nói.

Theo chuyên gia đầu ngành về nhi khoa Trần Minh Điển, hậu COVID-19 có thể gây ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, ở trẻ em và trẻ vị thành niên thường biểu hiện các triệu chứng nhiều nhất trên cơ quan thần kinh như mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác, khứu giác. Trẻ cũng có thể có các biểu hiện rối loạn cảm xúc, kém tập trung, giảm trí nhớ, khó khăn trong học tập. Các triệu chứng hô hấp hay gặp khác là ho kéo dài, đau họng, khó thở. Ngoài ra trẻ có thể đau khớp, đau cơ, nặng ngực, hồi hộp đánh trống ngực.

Bác sĩ lưu ý, khi thấy trẻ có các triệu chứng như trên hoặc thấy xuất hiện bất kì dấu hiệu/triệu chứng nào mà trước khi mắc COVID-19 trẻ không có, cần cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để xác định bệnh cũng như có chế độ điều trị, can thiệp, và chăm sóc hợp lí.

Theo VTC News

Có cần khám hậu COVID-19 cho trẻ? (vtc.vn)

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke