Friday, 03/05/2024

Chuyên gia cảnh báo dùng nhiều hộp xốp coi chừng gây vô sinh, dậy thì sớm và ung thư

11:07 04/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Hộp xốp được coi là sản phẩm tiện lợi trong việc đựng thực phẩm tuy nhiên thực tế sản phẩm này không hề tốt cho sức khỏe.

Hộp xốp là một trong những vật dụng phổ biến nhất trong cuộc sống của chúng ta. Mỗi sáng nếu mua vài ngàn xôi nếp, xôi ngô… người bán hàng chắc chắn sẽ dùng một chiếc hộp xốp nhỏ, gói xôi rồi trao cho bạn. Hoặc mỗi khi thèm ăn đồ ăn vỉa hè như bánh bao, xúc xích... thì không gì tiện lợi và nhẹ gọn hơn một chiếc hộp xốp. Hộp xốp tiện ích như vậy nhưng sự thật chúng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe người dùng.

Để giải đáp thắc mắc của nhiều người về nguyên liệu tạo ra hộp xốp, mới đây tài khoản “Kính Hiển Vi” với 2 triệu follow trên Tiktok đã thực hiện màn soi hộp xốp dưới kính hiển vi. Kết quả khiến cả người thực hiện lẫn khán giả phải rùng mình.

Ở mức phóng đại 40 lần có thể trông thấy các hợp chất của siren tồn tại trong hộp xốp. Ở mức phóng đại 100 và 400 lần, có thể trông thấy rất nhiều mảnh xốp và mảnh vụn xốp. Những thứ này, khi nhiễm vào thức ăn và đi vào dạ dày, được cơ thể tiêu hóa thì chắc chắn sẽ gây độc.

Nguy cơ từ hộp xốp tới sức khỏe vô cùng nguy hiểm. Ảnh minh họa 

Sau khi quan sát thành phần của hộp xốp dưới kính hiển vi, người quay kết luận rằng: Hộp xốp sử dụng một lần được sản xuất bởi nhựa Polystyrene giãn nở, có chứa siren, chì và một số kim loại nặng khác. Mà theo các chuyên gia y tế khi cho đồ ăn nóng, dầu mỡ, hoặc những thức ăn có tính chua vào hộp xốp, các chất độc này sẽ thoát ra ngoài, sẽ bám vào vào thức ăn. Nếu sử dụng trong một thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị nhiễm độc, nhẹ thì gây mất thị lực, suy giảm trí nhớ, nặng thì gây ung thư hoặc tử vong.

Phân tích rõ hơn về rủi ro sức khỏe mà hộp xốp đem lại, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học Thực phẩm, Đại học Bách khoa HN) cho biết: Hầu hết các sản phẩm nhựa, đặc biệt là hộp xốp thường có chứa BPA - một chất đã được Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC) khẳng định có thể làm tổn thương não, gây viêm gan, rối loạn nội tiết, gây vô sinh và ung thư. Ngoài ra, do việc sử dụng hộp xốp không đúng cách trong quá trình chứa đựng, bảo quản thực phẩm nên cũng có thể tạo nên các chất độc hại.

Theo PGS Thịnh, nguyên tắc hộp xốp chỉ được dùng một lần, việc sử dụng mang ý nghĩa tạm thời, không được dùng trong thời gian dài vì càng tiếp xúc với thực phẩm lâu sẽ càng tăng nguy cơ phơi nhiễm chất độc hại.

Hầu hết các sản phẩm nhựa, đặc biệt là hộp xốp thường có chứa BPA - một chất đã được IARC khẳng định có thể làm tổn thương não, gây viêm gan, rối loạn nội tiết...

Ngoài ra, dùng hộp xốp để đựng đồ nóng, để quay trong lò vi sóng cũng rất nguy hiểm. PGS.TS Trần Hồng Côn (nguyên giảng viên khoa Hóa học, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho hay: Hộp xốp ở nhiệt độ 70-80 độ C, có thể hòa tan chất dioctin phatalat, monostyren... vào thực phẩm. Chất này có thể gây dậy thì sớm ở trẻ, gây tổn hại đến gan...

Còn theo một nhà nghiên cứu về sức khoẻ con người, ông Effa Baffo Gyamfi giải thích rằng, xốp styrofoam được làm từ chất thải màu đen từ quá trình chưng cất nhiên liệu dầu mỏ phổ biến gọi là than đá. Do đó, khi thức ăn được đưa vào, chúng sẽ lọc các hóa chất nguy hiểm này vào thực phẩm làm cho nó độc hại đối với con người.

Ông Gyamfi, trợ lý Thư viện của Trường Y khoa Đại học Ghana, Korle Bu cho biết, chất hóa học trong các hộp xốp đựng thức ăn cũng có thể làm giảm lượng tinh trùng ở nam giới.

Ông cũng cho rằng những người đàn ông trẻ tuổi liên tục ăn đồ ăn trong các hộp xốp hàng ngày có thể mắc chứng sưng tuyến tiền liệt sau này. "Nếu ai đó ăn đồ ăn từ một gói hàng ngày một lần, có vẻ như người đó sẽ không sống sót qua 10 năm", ông nói thêm.

Giải thích thêm, ông Gyamfi cho biết, khi các chất dẻo bao gồm các hộp xốp đựng thức ăn tiếp xúc với bất cứ thứ gì có chứa dầu, muối, rượu, nhiệt và a-xít như hạt tiêu, hóa chất trong hộp xốp sẽ lọc các chất nguy hiểm được sử dụng trong sản xuất vào thực phẩm ở mức rất cao và điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ một người.

Ông Gyamfi nói, thay vì sử dụng các gói đựng thức ăn nhanh, thực phẩm có thể được đặt trong lá, các loại bát bằng thép không rỉ của riêng mình. Ông cũng cảnh báo không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn được chứa trong túi nilon nhỏ để tránh nguy cơ nhiễm các chất độc. Ông cho biết: "Nilon được làm từ các hóa chất rất nguy hiểm cho sức khoẻ con người. Khi những hóa chất này trong chất dẻo tiếp xúc với rượu, chúng sẽ lọc các hóa chất nguy hiểm như antimony và phthalate vào rượu. Phthalate làm giảm số tinh trùng ở nam giới". 

Tương tự như vậy, ông nói rằng những phụ nữ trẻ đựng rượu trong túi nilon sẽ có nồng độ estrogen cao gây ra u xơ.

Theo VietQ

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke