Friday, 17/05/2024

Chưa đến 30 tuổi tóc đã rụng cả nắm

00:42 28/10/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Mỗi lần gội đầu hay dọn nhà, Thùy Dương lại thu được một nắm tóc lớn của mình. Có lúc, cô bật khóc vì lo lắng.

"Minh hói" là biệt danh bạn bè, đồng nghiệp đặt cho Lê Hoàng Minh (26 tuổi, Hà Nội). Minh cho biết cách đây 5 năm, tóc anh bắt đầu có hiện tượng rụng nhiều phần đỉnh và phía trước đầu.

Rụng tóc khi mới ngoài 20 tuổi

"Mới đầu, ai rụng tóc, tóc thưa dần cũng sẽ lên mạng tìm cách mua rất nhiều loại tinh chất, dầu gội, thực phẩm chức năng để sử dụng. Tôi cũng không ngoại lệ. Tôi mua rất nhiều loại từ dầu olive, dầu dừa, tinh dầu bưởi, biotin. Ai mách gì tôi đều dùng thử. Tuy nhiên, tóc rụng vẫn rụng, khoảng trắng trên đầu càng lộ rõ", Hoàng Minh kể.

Sau khoảng thời gian nghiêm túc tìm hiểu về cách ngăn ngừa rụng tóc, anh quyết định đổi sang sử dụng dầu gội không có silicone và sulfate, bôi sản phẩm đặc trị có thành phần finasteride (ngăn rụng tóc) và minoxidil 5% (kích thích mọc tóc), uống biotin, l-cytine... Ngoài ra, Hoàng Minh cũng kết hợp tập thể dục ít nhất là 3 buổi một tuần, thực đơn giàu protein, uống đủ nước, ngủ đủ giấc, chăm chải tóc...

"Về mặt tinh thần, tôi cũng cố gắng giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tìm hiểu thêm về sức khỏe tinh thần để có cách sống an vui phù hợp với bản thân mình", Minh nói.

Sau gần 2 tháng áp dụng phương pháp này, Hoàng Minh nhận thấy hiệu quả cải thiện rõ rệt, tóc giảm rụng và có mọc thêm.

Thùy Dương (26 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội) lại có trải nghiệm rụng tóc sau sinh. Bốn tháng sau khi sinh em bé, tóc của cô bị rụng rất nhiều. Cô cho biết mỗi lần gội đầu, chải tóc sẽ thu được một nắm tóc lớn.

"Trước đó, tôi chưa từng rụng tóc nhiều đến vậy. Tóc của tôi vốn rất dày và dài. Chỉ trong một tháng bị rụng tóc, tôi thu được khoảng 20 nắm tóc, cảm nhận rõ mái của mình giảm xuống chỉ còn một nửa so với trước. Có những lần dọn nhà, thấy tóc rụng khắp nơi, tôi đã rơi nước mắt", Thùy Dương tâm sự.

Bạn bè và người thân mách cho bà mẹ một con nhiều cách chữa rụng tóc khác nhau nhưng cô không áp dụng. Cô cho rằng khi rụng hết lượt tóc yếu sẽ dừng lại và vẫn có tóc con mọc nên không quá lo lắng.

"Tôi nghĩ nguyên nhân có thể từ bị stress sau sinh. Vì vậy, tôi cố gắng cân bằng lại và suy nghĩ tích cực hơn. Tôi tin rằng tóc sẽ mọc lại và dừng rụng khi bản thân cảm thấy vui vẻ. Sau một tháng, tóc con của tôi mọc lên rất nhiều", bà mẹ 26 tuổi chia sẻ.

Số tóc Thùy Dương bị rụng sau một lần gội đầu. Ảnh: NVCC.

Khi nào rụng tóc là bệnh lý?

Bác sĩ Lê Hữu Doanh, Bệnh viện Da liễu Trung ương, Hà Nội, cho biết khi thăm khám cho bệnh nhân, việc đầu tiên các bác sĩ làm là tìm nguyên nhân và loại bỏ chúng. Bệnh nhân cũng sẽ được tư vấn để hiểu rõ vấn đề đang gặp phải và ổn định tâm lý, giảm căng thẳng.

Rụng tóc là một tình trạng sinh lý bình thường. Mỗi sợi tóc có thời gian sống từ 2 đến 6 năm, trung bình là 3 năm (1.000 ngày). Một người có thể rụng 50-100 sợi/ngày. Tuy nhiên, số lượng tóc rụng hàng ngày nhiều hơn 100 sợi, lượng tóc mọc mới ít, hói một mảng lớn trên da đầu hoặc tóc thưa nhìn thấy rõ, đó có thể là dấu hiệu của rụng tóc bệnh lý. Lúc này, bạn nên thăm khám bởi các chuyên gia để được chẩn đoán chính xác.

Nhiều nguyên nhân khác nhau gây tóc rụng, nhưng chủ yếu được chia thành 2 loại: Rụng tóc không sẹo và rụng tóc có sẹo. Việc khám, đánh giá lâm sàng, các xét nghiệm hỗ trợ giúp chẩn đoán nguyên nhân rụng tóc. Ngoài ra, hiện tượng này có thể do các nguyên nhân như giảm phát triển của tóc, tăng quá trình rụng tóc, tóc gãy hay sự chuyển từ tóc sang lông.

Rụng tóc không sẹo có nhiều thể như rụng tóc thể mảng; rụng tóc do tác động lên các giai đoạn phát triển tóc; rụng tóc nội tiết; tật nhổ tóc; rụng tóc khác (rụng tóc giang mai, rụng tóc do nấm).

Rụng tóc có sẹo thường do các bệnh lý: Rụng tóc do lupus đỏ; rụng tóc do lichen phẳng nang lông; rụng tóc do viêm nang lông decalvans; rụng tóc do kerion celsi; rụng tóc do trứng cá sẹo lồi; nguyên nhân khác (do bỏng, u nhày, các khối u ở da đầu).

Dược sĩ Trần Thị Quốc Tuyến (hành nghề tại Hungary) cũng cho rằng việc dùng nhiều thuốc duỗi, nhuộm, uốn để tạo kiểu cũng gây mỏng hoặc rụng tóc. Người có chế độ ăn uống không hợp lý (ăn ít calo, chất béo hay protein) khiến cơ thể bị thiếu hụt cũng có thể gặp tình trạng này.

Cách phòng rụng tóc

Theo các bác sĩ Bệnh viện Da liễu TP.HCM, để phòng ngừa rụng tóc, người dân có nên lưu ý các vấn đề dưới đây.

Thay đổi chế độ ăn

Protein trong thức ăn là thành phần quan trọng để giúp tóc mọc chắc khỏe. Mỗi ngày, chúng ta cần khoảng 0,8 g protein cho mỗi kg cân nặng. Nếu bạn đang trong chế độ ăn kiêng thịt, sự thiếu hụt protein này có thể là nguyên nhân khiến tóc rụng.

Thiếu vitamin

Vitamin B12 và vitamin D giúp da đầu luôn khỏe mạnh và kích thích tóc mọc tốt hơn. Việc thiếu hụt các vitamin này khiến tóc bạn dễ rụng. Thịt, sữa, viên uống bổ sung vitamin có thể cần thiết trong những trường hợp rụng tóc do thiếu hụt các loại vitamin này.

Thuốc tránh thai

Progesterone trong thuốc tránh thai có thể rụng tóc. Nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai và có kèm tình trạng rụng tóc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để chuyển sang những loại thuốc khác phù hợp hơn.

Thai kỳ

Sự thay đổi hormone trong thai kỳ khiến tóc dễ rụng. Tình trạng này có thể kéo dài 3-4 tháng sau khi sinh. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, đa số trường hợp, rụng tóc sẽ tự hồi phục.

Thói quen búi tóc

Thói quen búi tóc khiến cho sợi tóc luôn trong tình trạng căng kéo, cũng là nguyên nhân gây rụng tóc. Hãy nhẹ nhàng với mái tóc của bạn.

Uốn, duỗi, nhuộm tóc

"Làm tóc" bằng các loại hóa chất và nhiệt độ cũng khiến cho sợi tóc yếu đi và dễ rụng hơn. Vì vậy, để giữ cho tóc luôn chắc khỏe, hãy hạn chế cho tóc tiếp xúc với những yếu tố có hại nói trên.

Theo Zingnews

https://zingnews.vn/chua-den-30-tuoi-toc-da-rung-ca-nam-post1369327.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke