Friday, 03/05/2024

Chanh và nước ấm có thể diệt được Coronavirus?

14:10 15/05/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Trong khi hầu hết những phương pháp này đều không có căn cứ, nhưng vẫn có người làm theo, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân

Trong bối cảnh các chuyên gia y tế Ấn Độ đang bận rộn chống lại những biến thể mới của COVID-19, hiện cũng xuất hiện hàng loạt các phương pháp chữa trị được lan truyền trên mạng xã hội. Trong khi hầu hết những phương pháp này đều không có căn cứ nhưng vẫn có người làm theo, làm phức tạp thêm tình hình sức khỏe.  Các chuyên gia y tế khuyên bạn không nên làm theo bất kỳ bài thuốc nào, vì chúng có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Mới đây, Cục thông tin báo chí Ấn Độ đã phải bác bỏ các thông tin cho rằng nhỏ hai giọt nước chanh vào mũi có thể tiêu diệt hoàn toàn virus SARS- CoV-2 trong cơ thể. Trong khi đó, một bài thuốc khác cũng lan tràn trên mạng xã hội với tiêu đề  “Chữa COVID-19” từ Israel nói rằng dùng nước nóng, lát chanh và soda bicarbonate cùng nhau khi được uống dưới dạng "trà nóng" vào mỗi buổi chiều có thể "giết chết ngay lập tức COVID-19 và đào thải hoàn toàn nó ra khỏi cơ thể ”. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng Ấn Độ đã kiểm tra và xác định thông tin này không có căn cứ và giả mạo. Một thông tin khác được đăng tải trên mạng xã hội về việc hít hơi nước nóng có thể giết chết Coronavirus. Tất cả những thông tin này đã được chứng minh là không có căn cứ.

Theo các chuyên gia, không nên tin những tuyên bố giả mạo như vậy và chỉ nên tuân theo các hướng dẫn do chính phủ và các chuyên gia y tế hoặc Tổ chức Y tế thế giới ban hành. Những biện pháp bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng được khuyến cáo áp dụng hiện nay là sử dụng chất sát khuẩn thường xuyên, đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội.

Ảnh hưởng của COVID-19 đến sức khỏe trẻ em

Một trong những điểm đặc biệt trong làn sóng thứ 2 tại Ấn Độ lần này đó là tỷ lệ bệnh nhân trẻ hóa ngày càng cao. Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo những tác động lâu dài đối với sức khỏe của trẻ em khi mắc COVID-19:

Mệt mỏi 

Mệt mỏi là tác động lâu dài của COVID-19 mà người lớn gặp phải và theo các nghiên cứu, trẻ em cũng vậy. Các nhà nghiên cứu đang tìm ra bằng chứng cho thấy, trẻ em có thể gặp khó khăn hơn khi chống chọi với các triệu chứng mệt mỏi, đau nhức ở khớp, đùi, đầu, tay và chân. Điều tồi tệ hơn là trong một số trường hợp, tình trạng mệt mỏi thậm chí có thể kéo dài hơn 5 tháng.

Rối loạn giấc ngủ

Hơn 7% trẻ em bị COVID-19 có thể đối mặt với một số dạng rối loạn giấc ngủ. Lo lắng và căng thẳng liên quan đến việc mắc bệnh cũng có thể khiến trẻ khó ngủ. 

Suy giảm cảm giác

Trẻ có thể gặp phải các vấn đề với các giác quan như đau tai, thay đổi vị giác, thị lực kém hoặc mờ, xúc giác, khứu giác có thể bị ảnh hưởng.

Tính khí thất thường

Trẻ em bị COVID-19 cũng dễ cáu kỉnh hơn bình thường. Khoảng 10% trẻ em cho biết bị các vấn đề về trí nhớ, cảm thấy mệt mỏi thường xuyên hơn và khó tập trung. Nó cũng có thể làm suy giảm và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Các vấn đề về đường tiêu hóa

Các triệu chứng tiêu hóa khá phổ biến ở trẻ em trong giai đoạn mắc bệnh. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vấn đề về đường ruột, đau dạ dày, tiêu hóa cũng có thể tăng lên do hậu quả của mắc COVID-19.

Đau đầu và chóng mặt

Nghiên cứu sơ bộ cũng chỉ ra rằng,  chóng mặt và một số vấn đề thần kinh khác cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ sau khi bị COVID-19 tấn công. Đau đầu cấp tính, chóng mặt, mệt mỏi có thể là một triệu chứng cần được xem xét./.

Theo VOV

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke