Thursday, 21/11/2024

Cây hẹ - thuốc kháng sinh tuyệt vời từ thiên nhiên

09:12 01/07/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Cây hẹ không chỉ là thực phẩm tốt cho sức khỏe mà còn là thuốc kháng sinh tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng.

Theo các bác sĩ đông y, hạt hẹ có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hòa tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết. Rau Hẹ có vị cay đắng chua mà sít, lại mạnh cho khí và thêm cho dương sự, lại cầm máu, vít tinh.

Thành phần của hẹ chứa các hoạt chất kháng sinh mạnh như allcin, odorin, sulfit. Nhờ vậy chúng có tác dụng chữa được ngứa ghẻ, chín mé, nhiễm trùng da bằng cách đắp lá giã nhỏ lên vết thương; tiện lợi trong việc trị giun kim cho trẻ mà không sợ tác dụng phụ của thuốc tân dược. Trường hợp viêm lợi đau nhức cũng có thể dùng hẹ để kháng viêm, diệt khuẩn bằng cách giã nát và ngậm trong miệng. Trẻ em bị viêm tai có thể lấy nước lá hẹ nhỏ vào để diệt vi khuẩn.

Cây hẹ có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây hẹ

Hen suyễn cấp: củ hẹ 10g hay lá hẹ 20g giã nát, ép nước cốt uống.

Đau, sưng họng: nhai lá hẹ tươi với vài hạt muối. Hoặc hẹ tươi 10 - 12g, giã vắt lấy nước uống.

Chảy máu cam, đi lỵ ra máu: củ hay lá tươi giã nát lấy nước uống.

Đại tiện lỏng mạn tính: xào hẹ hay ăn canh hẹ thường xuyên. Ăn liên tục trong tháng rưỡi vào mùa đông, xuân.

Trĩ: giã hẹ xào nóng, bọc vải màn, chườm nóng, ngày chườm giờ.

Chai chân: lá hẹ 40g, lá gai 10g, hạt gấc 2 hạt. Tất cả giã nát rồi đắp vào chỗ chai.

Táo bón: hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ. Mỗi lần uống 5g, hòa nước sôi uống ngày 2 lần.

Côn trùng chui vào tai: giã lá hẹ, ép nước nhỏ vào tai.

Chứng đái dầm ở trẻ em: gạo 50g, rễ hẹ 25g. Gạo vo sạch nấu cháo, rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng. Dùng liên tục 10 ngày.

Chữa ho trẻ em: Lấy lá hẹ tươi đem cắt nhỏ, cho đường phèn vào cùng một bát, sau cho vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2 - 3 lần.

Trị giun kim: Rễ hẹ một nắm giã lấy nước cho uống.

Trĩ sưng đau: Một nắm to lá hẹ cho vào nồi đất cùng với nước, dùng lá chuối bịt kín nồi, đun đến khi sôi thì nhấc xuống, chọc một lỗ thủng trên lá chuối cho hơi bay lên để xông trĩ. Khi thấy hết hơi bay lên thì đổ hẹ ra chậu ngâm rửa hậu môn.

Chữa ra mồ hôi trộm: Lá hẹ tươi 200g, thịt rắn 100g. Hai thứ đem cùng hấp chín, nêm gia vị vừa đủ để ăn. Cần dùng hàng ngày.

Theo Tiêu dùng

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke