Friday, 03/05/2024

Cấp cứu kịp thời bé trai uống thuốc an thần quá liều

17:33 23/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận điều trị cho bệnh nhi 14 tuổi uống quá liều thuốc an thần gây hội chứng ngoại tháp.

Ảnh minh họa

Bé trai T. 14 tuổi, ngụ tỉnh Vĩnh Long, nhập viện trong tình trạng co gồng nửa người, ưỡn cổ theo từng cơn.

Cách nhập viện 1 ngày, bệnh nhi đã tự lấy thuốc haloperidol số lượng 4 viên để uống, sau uống 12h, bệnh nhi xuất hiện triệu chứng co giật cơ, gồng người nên người nhà đã đưa đến nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long.

Người nhà cho biết thêm, bệnh nhi được chẩn đoán rối loạn hành vi cách đây 1,5 năm và hiện đang điều trị bệnh tại bệnh viện cùng địa phương.

Ngay khi tiếp nhận bệnh, khai thác tiền sử bệnh từ người nhà cùng các kết quả cận lâm sàng, các bác sĩ đã nhanh chóng xác định tình trạng bệnh nhi uống quá liều thuốc haloperidol gây hội chứng ngoại tháp. Ngay lập tức, các bác sĩ đã nhanh chóng cho bé uống benzodiazepine để kiểm soát tốt cơn gồng mình.

Hiện tại, sau 3 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhi dần ổn định và dự kiến xuất viện trong vài ngày tới. Đồng thời, bác sĩ tư vấn cho phụ huynh cần phải giám sát việc uống thuốc của bệnh nhi để tránh lặp lại tình trạng quá liều hay uống nhầm thuốc sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng.

Theo các bác sĩ, haloperidol là thuốc an thần kinh thuộc nhóm butyrophenon, thuốc có tác dụng kéo dài. Nếu uống quá liều sẽ gây ra hội chứng ngoại tháp, rối loạn nhịp tim. Thậm chí, có thể gây ra hội chứng an thần kinh ác tính như: sốt cao, triệu chứng ngoại tháp nặng, rối loạn chức năng giao cảm, rối loạn ý thức, mê sảng có thể gây tử vong.

Hệ ngoại tháp là nơi tập trung các tế bào thần kinh chi phối các vận động cơ của cơ thể xảy ra khi hệ ngoại tháp bị tổn thương, gây ra các rối loạn vận động không chủ ý như run tay chân, cứng cơ bắp, đi lại chậm chạp… nguyên nhân là do tác dụng phụ của một số loại thuốc chống loạn thần, các bệnh lý thần kinh, xơ cứng động mạch não...

Các bác sĩ khuyến cáo: Phụ huynh cần bảo quản thuốc kỹ, cất thuốc ở xa tầm tay trẻ nhỏ bằng cách để trên cao khuất tầm nhìn của bé, để vào các chai lọ được vặn nắp kĩ lưỡng. Đặc biệt, nên trực tiếp cho trẻ uống thuốc để tránh tình trạng uống nhầm hoặc quá liều thuốc gây ảnh hưởng sức khỏe thậm chí có thể gây tử vong.

Theo VTV

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke