Saturday, 23/11/2024

Cảnh báo: Phản ứng có hại nghi ngờ liên quan đến viên hoàn chứa phenformin không rõ nguồn gốc

17:43 25/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có Công văn số 7096/QLD-ĐK ngày 17/6/2021 về việc phản ứng có hại nghi ngờ liên quan đến viên hoàn chứa phenformin không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Phản ứng có hại nghi ngờ liên quan đến viên hoàn chứa phenformin không rõ nguồn gốc

Theo đó, Cục Quản lý Dược nhận được Công văn số 60/TTT ngày 27/4/2021 của Trung tâm DI&ADR Quốc gia về việc phản ứng nghi ngờ liên quan đến viên hoàn chứa phenformin. Theo thông tin do Trung tâm cung cấp, phenformin là một thuốc điều trị đái tháo đường không còn được cấp phép lưu hành tại nhiều nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam) do nguy cơ nhiễm toan chuyển hóa, thậm chí gây tử vong cho bệnh nhân.

Tại Việt Nam, đã ghi nhận các trường hợp bệnh nhân nhiễm toan máu và suy đa tạng nghi ngờ do ngộ độc phenformin bị trộn vào chế phẩm sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường.

Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Phối hợp với các cơ quan chức năng như Hải quan, Quản lý thị trường, Công an, Ban chỉ đạo 389 địa phương tăng cường kiểm tra, phát hiện các sản phẩm thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành.

Thông báo tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người dân trên địa bàn về các thông tin nêu trên. Tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo người dân không mua, bán, sử dụng các sản phẩm thuốc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; nếu phát hiện các sản phẩm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để kịp thời có biện pháp xử lý.

Hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người dân trên địa bàn tăng cường theo dõi, phát hiện, xử trí các trường hợp xảy ra phản ứng có hại của các sản phẩm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ (nếu có) và gửi báo cáo phản ứng có hại của thuốc về: Trung tâm quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc (13-15 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) hoặc Trung tâm khu vực về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc TP. Hồ Chí Minh (201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh) theo mẫu báo cáo phản ứng có hại của thuốc được ban hành kèm theo Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011.

Theo Thương hiệu & sản phẩm

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke