Thursday, 28/03/2024

Cần làm gì khi trẻ tăng huyết áp?

21:50 29/11/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, duy trì hoạt động thể chất, đưa trẻ đến thăm khám, điều trị tại cơ sở y tế... là những điều nên làm khi trẻ bị tăng huyết áp.

Trong một lần đến khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, bé Bảo Minh (12 tuổi, ngụ Đồng Nai) phát hiện bệnh tăng huyết áp khi có chỉ số huyết áp lên đến 140/85 mmHg. Trước đó, bé không có dấu hiệu của căn bệnh tăng huyết áp. Mẹ của bé, chị Dung, bất ngờ khi bác sĩ thông báo con bị tăng huyết áp vì chị nghĩ bệnh này chỉ gặp ở người lớn tuổi.

BS.CKI Phạm Thục Minh Thủy, khoa Tim bẩm sinh, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết, vấn đề tăng huyết áp không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi, trưởng thành mà xảy ra nhiều hơn ở trẻ em. Đặc biệt là ở trẻ bị thừa cân, béo phì, sinh non, thể trạng nhẹ cân, mắc bệnh tim bẩm sinh, bệnh thận mạn tính, đái tháo đường hoặc tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi căn bệnh tăng huyết áp là "kẻ giết người thầm lặng" bởi hầu hết trẻ em bị tăng huyết áp không có triệu chứng hoặc triệu chứng khá mờ nhạt, không điển hình. Tuy nhiên, đây là căn bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu hiện nay nếu như không phát hiện sớm, kịp thời điều trị.

Bác sĩ Thủy cho biết, trường hợp có triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, đau ngực, khó thở, giảm thị lực, vã mồ hôi... có thể là trường hợp khẩn cấp về huyết áp (còn gọi là tăng huyết áp cấp cứu). Đây cũng là biểu hiện của một số bệnh cảnh tăng huyết áp thứ phát (tình trạng tăng huyết áp xác định được nguyên nhân), ví dụ như bệnh u tuyến thượng thận, hẹp độn

Trong một lần đến khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, bé Bảo Minh (12 tuổi, ngụ Đồng Nai) phát hiện bệnh tăng huyết áp khi có chỉ số huyết áp lên đến 140/85 mmHg. Trước đó, bé không có dấu hiệu của căn bệnh tăng huyết áp. Mẹ của bé, chị Dung, bất ngờ khi bác sĩ thông báo con bị tăng huyết áp vì chị nghĩ bệnh này chỉ gặp ở người lớn tuổi.

BS.CKI Phạm Thục Minh Thủy, khoa Tim bẩm sinh, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết, vấn đề tăng huyết áp không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi, trưởng thành mà xảy ra nhiều hơn ở trẻ em. Đặc biệt là ở trẻ bị thừa cân, béo phì, sinh non, thể trạng nhẹ cân, mắc bệnh tim bẩm sinh, bệnh thận mạn tính, đái tháo đường hoặc tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi căn bệnh tăng huyết áp là "kẻ giết người thầm lặng" bởi hầu hết trẻ em bị tăng huyết áp không có triệu chứng hoặc triệu chứng khá mờ nhạt, không điển hình. Tuy nhiên, đây là căn bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu hiện nay nếu như không phát hiện sớm, kịp thời điều trị.

Bác sĩ Thủy cho biết, trường hợp có triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, đau ngực, khó thở, giảm thị lực, vã mồ hôi... có thể là trường hợp khẩn cấp về huyết áp (còn gọi là tăng huyết áp cấp cứu). Đây cũng là biểu hiện của một số bệnh cảnh tăng huyết áp thứ phát (tình trạng tăng huyết áp xác định được nguyên nhân), ví dụ như bệnh u tuyến thượng thận, hẹp động mạch thận,... thường gặp ở người trẻ bị tăng huyết áp.

Trẻ khám kiểm tra sức khỏe định kỳ tại phòng khám Tim mạch nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM. Ảnh: Gia Hưng

Cha mẹ đồng hành cùng trẻ

Theo bác sĩ Minh Thủy, để phòng ngừa và điều trị, phụ huynh cần thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt chưa khoa học của trẻ bằng cách kiểm soát cân nặng, cung cấp một chế độ ăn uống lành mạnh. Trong đó, khuyến khích trẻ ăn nhiều rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo, cá và các loại đậu.

Ngoài ra, chế độ ăn của trẻ cũng cần điều chỉnh lượng muối phù hợp, không quá 3 g muối mỗi ngày đối với trẻ từ 1-3 tuổi; 4 g muối đối với trẻ từ 4 - 8 tuổi và 4,5 g muối đối với trẻ từ 9-13 tuổi. Một muỗng cà phê nhỏ tương đương 5 g muối.

Đặc biệt, hạn chế tối đa tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, các loại thức ăn nhanh vì những thực phẩm này có nhiều muối, đường, chất béo và calo. Việc cắt giảm lượng muối trong mỗi khẩu phần ăn của trẻ sẽ giúp cân bằng huyết áp đáng kể.

Song song với việc điều chỉnh dinh dưỡng, cha mẹ cần thường xuyên cùng trẻ tham gia hoạt động thể chất ngoài trời hay tập thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi mỗi ngày; đồng thời không để trẻ ngồi quá lâu khi xem các chương trình TV, sử dụng máy tính hay chơi game trên điện thoại. Việc cả gia đình cùng tham gia hoạt động ngoài trời còn tạo không khí vui vẻ, giúp bé đối phó với căng thẳng - "thủ phạm" làm gia tăng bệnh tăng huyết áp.

Bác sĩ Thủy khuyến nghị, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám định kỳ và theo dõi huyết áp. Điều này cho phép chủ động nắm bắt tình trạng sức khỏe của trẻ, kịp thời đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất nếu như phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp.

Khoảng 10% trường hợp tăng huyết áp có thể tìm thấy nguyên nhân thông qua việc thăm khám, đo huyết áp tứ chi, thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh học... Khi đó, điều trị nguyên nhân là cần thiết để kiểm soát huyết áp của trẻ.

Theo Vnexpress

https://vnexpress.net/can-lam-gi-khi-tre-tang-huyet-ap-4541930.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke