Saturday, 20/04/2024

Cách giúp trẻ bỏ các thói quen ăn uống không lành mạnh

13:41 11/10/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Thêm dầu ăn vào rau xanh, không gây áp lực khi ăn rau, để đồ ăn nhanh xa tầm nhìn… có thể giúp trẻ “phá vỡ” các thói quen ăn uống không tốt.

Trẻ con thường thích ăn vặt, đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều đường và carb thay vì thích ăn rau. Những thói quen xấu này không tốt cho sức khỏe và thường khiến các bậc cha mẹ đau đầu. Dưới đây là 5 thói quen ăn uống không tốt trẻ hay mắc phải và những cách cha mẹ có thể làm để xây dựng cho con sở thích ăn uống lành mạnh.

Từ chối rau

Rau giàu vitamin A, C, chất xơ, cần thiết cho chế độ ăn uống của cả người lớn lẫn trẻ em. Tuy nhiên, đây lại không phải là niềm yêu thích của các bé, vì "mùi vị" không thu hút. Để khuyến khích trẻ ăn nhiều rau hơn, cha mẹ có thể thử:

Thêm dầu ăn: Một chút chất béo lành mạnh làm cho món rau ngon hơn, ngoài ra còn giúp cơ thể hấp thụ vitamin. Phụ huynh có thể học thêm một số công thức nấu rau cùng với dầu oliu, bơ hoặc rắc thêm phô mai vào các món salad.

Làm cho món rau trở nên đặc biệt: Ban có thể chuẩn bị khay rau với nhiều loại khác nhau để làm món khai vị cho bé. Món khai vị nên có nhiều loại rau màu sắc và trộn với một ít nước sốt để tạo nên sự khác biệt, hấp dẫn trẻ.

Bình tĩnh: Phụ huynh không nên gây áp lực hoặc trừng phạt khi con không ăn rau. Thay vì thúc ép, người lớn nên kiên trì bằng cách mỗi bữa ăn đều chuẩn bị rau trên bàn, cùng ăn và khen về độ thơm ngon của từng loại rau. Bạn có thể mất vài tuần, hoặc vài tháng để trẻ xây dựng thói quen ăn rau như một món ăn trẻ yêu thích.

Trẻ em thường không thích ăn rau. Ảnh: Freepik

Thói quen ăn vặt

Thói quen ăn vặt cả ngày làm trẻ không hứng thú với các bữa ăn chính. Trẻ ăn vặt nhiều không tốt cho sức khỏe, khó học cách nhận biết cảm giác đói và no. Để "phá vỡ" thói quen này, bạn nên:

Đặt lịch trình: Trẻ em hoạt động nhiều nên thường xuyên đói. Vì vậy cha mẹ nên xây dựng lịch trình ăn đúng bữa (kể cả bữa chính lẫn bữa phụ). Giãn cách thời gian ăn uống cũng là cách để trẻ hiểu được cảm giác đói và no. Nếu trẻ than vãn rằng rất đói và muốn ăn vặt trước bữa ăn, bạn nên thuyết phục trẻ hiểu sắp đến bữa chính, để trẻ chờ thêm 10-15 phút nữa. Nhịn ăn khi đói có thể khó khăn thời gian đầu nhưng sau một thời gian chấn chỉnh, thói quen tốt sẽ hình thành.

Làm bánh cho các bữa ăn nhẹ: Một bữa ăn nhẹ bao gồm chất đạm, chất béo sẽ khiến trẻ no lâu hơn, ít có cảm giác muốn nhấm nháp đồ ăn vặt.

Để đồ ăn vặt xa tầm nhìn: Thật khó để trẻ từ chối nếu thấy đồ ăn trong tủ lạnh hoặc hiện diện ở mọi vị trí dễ thấy trong nhà. Để hạn chế trẻ ăn vặt, bạn nên sắp xếp lại tủ đồ ăn, tốt nhất không nên mua những đồ ăn vặt về nhà.

Uống nước trái cây 24/7

Một lượng nhỏ nước trái cây nguyên chất tốt cho trẻ nhưng uống nước trái cây thay cơm hay nước lọc sẽ khiến trẻ bị đầy bụng, không còn chỗ cho thức ăn, ngoài ra trẻ còn có nguy cơ bị tiêu chảy, tăng cân.

Để giúp trẻ bớt lạm dụng nước trái cây, cha mẹ nên cho trẻ uống nước thường xuyên, chỉ uống nước ép trái cây sau những bữa ăn nhất định; không cho trẻ uống nước trái cây khi trẻ khát, sau thời gian chơi ở sân chơi hoặc tập luyện thể dục thể thao.

Dùng nhiều thực phẩm có đường

Trẻ em thường thích đồ ngọt nhưng ăn quá nhiều đồ ngọt dễ dẫn đến thừa calo, thiếu chất dinh dưỡng. Với thói quen xấu này, cha mẹ có thể khắc phục bằng cách: đặt giới hạn, giữ một lượng hạn chế thực phẩm có đường trong nhà, cho trẻ ăn ở giờ cố định. Ngoài ra, cần xây dựng thói quen xem xét hàm lượng đường trong thực phẩm mà trẻ sử dụng; tăng cường các món ăn có lượng đường thấp như sữa chua, ngũ cốc và so sánh các nhãn để tìm ra lựa chọn tốt nhất.

Ăn quá nhiều carb

Trẻ từ chối thực phẩm giàu protein như thịt và gia cầm có thể không nhận được các chất dinh dưỡng như kẽm, sắt. Ngược lại, khi các con ăn quá nhiều carbohydrate như bánh mì trắng, mì tôm dễ bị thừa cân hơn và mau có cảm giác đói.

Cha mẹ có thể khắc phục thói quen xấu này bằng cách chế biến thịt mềm, trộn gà với cốm, cắt nhỏ thịt, hầm thịt mềm bằng nồi áp suất; cho thêm gà, bò vào trong nước sốt mì ý, súp. Trẻ cần được bổ sung nguồn protein từ đậu, trứng, các sản phẩm từ sữa ít béo vào bữa ăn.

Theo báo Vnexpress

https://vnexpress.net/cach-giup-tre-bo-cac-thoi-quen-an-uong-khong-lanh-manh-4521549.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke