Friday, 26/04/2024

Các bài thuốc dân gian giải rượu

20:47 03/02/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong những cuộc gặp gỡ, giao lưu, nhất là khi Xuân về. Tuy nhiên sau những cuộc vui đó nhiều người bị say, choáng váng, thậm chí không làm chủ được lời nói và hạnh động của chính mình.

Rượu, bia có tên hoá học là ethanol (C2H5OH) là một chất gây nghiện làm ức chế hoạt động của não bộ và hệ thần kinh trung ương. Với đa số, uống một lượng nhỏ rượu, bia không gây ra tác hại gì đáng kể, nhưng nếu uống nhiều rượu, bia thường xuyên sẽ gây ra các vấn đề về sức khoẻ cá nhân và quan hệ xã hội.

1. Tác động tức thì của rượu bia lên cơ thể người dùng

‎Rượu, bia làm chậm quá trình chuyển tải thông tin từ não đến toàn bộ cơ thể. Điều này khiến cho người sử dụng: Cảm thấy thư thái, sảng khoái; Quay cuồng, khó giữ thăng bằng; Có những lời nói và hành động khác thường; Dễ nổi cáu; Nôn ói; Khó khăn trong việc kiểm soát và phối hợp các cử động của cơ thể; Líu lưỡi (nói không rõ)

Uống rất nhiều rượu, bia trong một thời gian ngắn gây ra: Đau đầu; Buồn nôn hoặc nôn; Trạng thái lơ mơ; Run rẩy; Bất tỉnh (ngất xỉu)

Không nên uống nhiều bia rượu

2. ‎Lưu ý khi uống rượu bia

Không uống rượu khi đói bụng:

Không nên uống rượu khi dạ dày trống, nhất là rượu mạnh sẽ gây tổn thương cho dạ dày, thực quản, hơn thể nó còn làm tăng khả năng hấp thu cồn vào trong máu, chất cồn sẽ gây hại cho cơ thể ở mức độ cao nhất. Vì vậy tốt nhất trước khi uống rượu nên ăn một chút tinh bột hoặc cháo loãng.

Không nên uống nhiều rượu:

Uống rượu nhiều, độ cồn trong rượu sẽ làm biểu bì não ở trong trạng thái tê liệt hoặc quá phấn khích, lúc đó người uống sẽ khó kiểm soát ý thức. Bệnh nhân có bệnh lý mạch máu não nếu uống nhiều rượu dễ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng: người tăng huyết áp dễ bị chảy máu não, người mắc bệnh xơ cứng động mạch dễ bị thiếu máu não… Tóm lại, để đảm bảo sức khỏe cần chủ động và uống ít rượu bia theo thể trạng của mình. Tuy nhiên không nên uống rượu trắng vượt quá 50ml, uống bia cũng không quá 1 chai.

Không uống nhiều loại rượu cùng lúc:

Các loại rượu khác nhau có nguồn gốc và thành phần tạp chất khác nhau, đặc biệt khi uống chung cả hai loại rượu lên men (bia, rượu vang…) với rượu chưng cất (rượu trắng) sẽ làm đau đầu, buồn nôn và dễ say do rượu lên men hàm lượng cồn thấp nhưng tạp chất cao; ngược lại rượu chưng cất nồng độ cồn lại lớn, hai loại này phản ứng khác nhau trong cơ thể.

Không nên uống rượu để lạnh:

Trong rượu bao giờ cũng có một lượng andehit, nhất là các loại rượu chưng cất thủ công thì hàm lượng andehit càng cao. Sự nguy hại của andehit đối với cơ thể nguy hiểm hơn cả cồn, nhưng độ sôi của andehit thấp, chỉ có khoảng 20oC. Vì vậy, chỉ cần làm nóng rượu thì có thể làm cho lượng lớn andehit bốc hơi, như thế sẽ giảm bớt nguy hại cho cơ thể.

Không uống rượu với nước có ga:

Uống rượu chung với nước có ga sẽ làm cho cồn nhanh chóng lan tỏa khắp toàn thân, đồng thời sản sinh ra lượng lớn CO2 gây nguy hại cho gan, thận và dạ dày, đường ruột. Nó kích thích niêm mạc dạ dày, giảm bớt vị toan bài tiết ảnh hưởng tiêu hóa, đồng thời người mắc bệnh dạ dày đường ruột nếu sau khi uống rượu uống nước có ga thì sẽ làm cho ruột và dạ dày chảy máu. Nước có ga cũng khiến cồn nhanh chóng thẩm thấu vào hệ thần kinh trung ương, gây tăng huyết áp nhanh.

Không vừa uống rượu vừa hút thuốc:

Khi uống rượu mạch máu giãn nở, đẩy nhanh tuần hoàn máu trong cơ thể; còn chất nicotin trong thuốc lá lại dễ hòa tan trong nước. Vì vậy, khi uống rượu mà hút thuốc sẽ đẩy nhanh tốc độ hấp thụ chất nicotin trong cơ thể.

Không tắm ngay sau khi uống rượu:

Sau khi uống rượu đi tắm sẽ tăng nhanh tiêu hao chất đường tích trữ trong cơ thể, làm cho đường huyết hạ thấp, thân nhiệt giảm nhanh. Ngoài ra cũng cần chú ý, sau khi uống rượu mà gặp lạnh sẽ dễ bị cảm lạnh, trúng gió, tê liệt và có thể gặp các tai biến khác.

Không uống thuốc sau khi uống rượu:

Sau khi uống rượu, cồn bắt đầu gây tác dụng hưng phấn ngắn ngủi đối với hệ thống thần kinh, sau đó chuyển thành ức chế. Nếu trong lúc này uống thuốc an thần, thuốc ngủ hoặc các loại thuốc chống dị ứng có tác dụng an thần và cả thuốc cảm hàm chứa các thành phần trên, sẽ làm cho huyết áp hạ thấp, tim đập chậm, hô hấp khó, thậm chí gây ra tử vong. Ngoài ra, sau khi uống rượu, mà uống các thuốc khác như thuốc giảm đau, thuốc đau viêm… đều dễ làm cho dạ dày xuất huyết, thậm chí thủng dạ dày. Rượu còn gây ảnh hưởng đến tác dụng dược lý của nhiều loại thuốc khác, làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ của thuốc, gây nguy hại cho cơ thể.

Không uống rượu khi mang thai:

Uống rượu sẽ làm cho não và tim của thai nhi bị độc hại do cồn, làm cho thai nhi phát triển trì trệ, tỉ lệ tử vong tăng cao, sau khi ra đời cũng có ảnh hưởng đến trí năng.

Nước cơm giúp giải rượu.

3. Bài thuốc dân gian giải rượu

- Nước chanh tươi: Uống nước chanh nóng không đường thêm vài lát gừng sẽ giúp giải được rượu.

- Lòng trắng trứng gà: Lòng trắng giàu protein khiến chất cồn bị kết tủa lại, từ đó giảm bớt hấp thu vào máu, mặt khác còn tránh hiện tượng bỏng niêm mạc dạ dày do rượu.

- Nước cà chua: Ép 3 đến 4 quả cà chua lấy nước, uống ngay sau khi đi uống rượu cơ thể sẽ cảm thấy tỉnh táo

- Giấm: Pha 60g giấm ăn, đường đỏ 15g, gừng 3 lát, giã nát. Hòa lẫn cả 3 thứ với nhau rồi uống.

- Nước đậu xanh nấu: Sau khi đi uống rượu về, ăn một bát đậu xanh sẽ giải rượu và không còn cảm giác mệt mỏi nữa.

- Uống nước ép củ cải trắng: Giã một ít củ cải trắng, lọc lấy nước cốt thêm ít đường đỏ rồi cho người say uống làm nhiều lần.

- Uống nước cơm: Say rượu nên uống một bát nước cơm sẽ không bị say nữa, vì cồn gặp nước cơm sẽ tạo nên hiện tượng kết tủa, từ đó làm giảm lượng cồn hấp thu vào máu.

Ăn sắn dây: lấy 25-50g nấu nước uống, hoặc pha một cốc bột sắn dây với một chút nước chanh rồi cho người say uống sẽ giúp tỉnh táo.

- Uống nước mía đỏ: uống một cốc nước mía đỏ thêm một chút nước chanh hoặc nước quất sẽ tỉnh táo trở lại.

Ngoài ra, nên ăn các loại quả chua như cam, quýt hoặc dâu tây... cũng giúp giải rượu rất tốt.

Theo Sức khỏe đời sống

https://suckhoedoisong.vn/cac-bai-thuoc-dan-gian-giai-ruou-169220127211704733.htm

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke