Wednesday, 04/12/2024

Mối liên hệ giữa nhịp tim nhanh, chậm và tuổi thọ

09:39 14/09/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365

Người có tim đập chậm (khoảng 60 lần/phút) sống lâu hơn nhóm có nhịp tim cao.

Trái tim của con người đập khoảng 2,5 tỷ đến 3 tỷ lần trong đời. Khi bạn vận động mạnh, tim dường như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Khi ngồi yên lặng, nếu không chạm vào ngực, bạn dường như không thể cảm nhận được những thay đổi của tim. 

Nhịp tim nhanh có thể gây nguy hiểm

Ở trạng thái tỉnh táo, không vận động mạnh, tim đập 120-140 lần/phút đối với trẻ sơ sinh, 90-100 lần ở trẻ nhỏ, 80-90 lần ở trẻ em tuổi đi học và 70-80 lần ở người lớn.

Nhịp tim không tĩnh mà liên quan đến cảm xúc, chế độ ăn uống, bệnh tật và các yếu tố khác. Ở trạng thái nghỉ ngơi, nhịp tim có thể phản ánh sức khỏe của tim, phạm vi bình thường là 60 đến 100 nhịp/phút.

Khi hoạt động với tốc độ cao trong thời gian dài, tim cần hoàn thành quá trình co bóp và thư giãn trong thời gian ngắn. Khi đó, lượng oxy cung cấp cho cơ tim suy giảm khiến lượng máu cung cấp cho tim không đủ, dẫn tới thiếu máu cục bộ, suy tim.

Người trưởng thành khỏe mạnh có nhịp tim đập trong khoảng 60-100 lần/phút. Ảnh minh họa: HenryFord

Nhịp tim của người sống lâu 

Theo nghiên cứu quy mô rộng của học giả Viện Y học Đài Loan dựa trên gần 2 triệu hồ sơ sức khỏe, nhịp tim của một người trưởng thành khỏe mạnh sau khi nằm xuống 5 phút vào khoảng 60 lần/phút. 

Nhịp tim đập nhanh có thể ảnh hưởng tới khả năng sống thọ. Nếu nhịp tim là 70-89 lần/phút, tuổi thọ trung bình giảm 3 năm 6 tháng; 90-99 lần/phút, tuổi thọ trung bình giảm 8 năm; hơn 100 lần/phút, tuổi thọ có thể rút ngắn 13 năm.

So với một người có nhịp tim 60 lần/phút, người có nhịp tim 90 lần/phút sẽ đập nhiều hơn 300 triệu lần trong 20 năm, gây áp lực lớn lên tim. Đó có thể là lý do khiến tuổi thọ bị ảnh hưởng. 

Theo Aboluowang, mặc dù nhịp tim chậm có lợi cho sức khỏe và tuổi thọ nhưng nếu chỉ số này quá thấp sẽ gây hại. Nhịp tim dưới 45 lần/phút khiến máu lưu thông chậm lại, ảnh hưởng việc cung cấp máu và oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Khi đó, người bệnh sẽ bị chóng mặt, mệt mỏi, tức ngực, khó thở, ngất, đau thắt ngực, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Mẹo giúp nhịp tim chậm lại 

Tránh các thực phẩm làm tăng nhịp tim

Bất cứ loại thực phẩm có chứa yếu tố kích thích thần kinh như cà phê, rượu, muối, thức ăn cay, đường và bột ngọt, đều có thể làm tăng nhịp tim.

Kiểm soát cân nặng

Các nhà khoa học tại Trung tâm Tim mạch của Đại học Adelaide (Australia) đã đề nghị 355 bệnh nhân béo phì bị rung nhĩ (nhịp tim nhanh và không đều) giảm cân. Kết quả cho thấy giảm 10% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng của rung nhĩ.

Theo dõi nhịp tim khi tập thể dục

Bất kỳ hình thức tập thể dục cường độ trung bình nào, chẳng hạn như đi xe đạp, khiêu vũ, đi bộ và bơi lội đều có hiệu quả. 

Theo dõi nhịp tim của bạn trong khi tập thể dục, không được vượt quá "170 trừ số tuổi của bạn". Ngoài ra, bạn cần đếm mạch trước và sau khi tập, chỉ nên tăng không quá 20 lần/phút.

Học cách giảm căng thẳng

Căng thẳng và lo lắng quá mức có thể khiến nhịp tim của bạn tăng lên. Cố gắng tìm ra nguồn gốc của sự lo lắng và bình tĩnh lại bằng cách hít thở sâu, tập yoga, thiền và nghe nhạc.

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời

Khi được chẩn đoán rối loạn nhịp tim, bạn cần điều trị chuyên khoa. Nếu tình trạng xảy ra đột ngột không thuyên giảm cần đưa đi cấp cứu kịp thời, tránh nguy hiểm.

Theo báo Vietnamnet

https://vietnamnet.vn/nhip-tim-co-moi-lien-he-gi-toi-tuoi-tho-va-suc-khoe-cua-ban-2059317.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke