Saturday, 27/04/2024

Bộ Y tế chia 4 nhóm nguy cơ 'thấp, trung bình, cao, rất cao' khi mắc Covid-19

16:46 31/07/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Bộ Y tế phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 với 4 nhóm: Thấp, trung bình, cao và rất cao. Trong đó, người tiêm đủ 2 liều vắc-xin Covid-19 trước ngày xét nghiệm dương tính ít nhất 12 ngày, xếp vào nhóm nguy cơ thấp.

Ngày 31-7, Bộ Y tế ban hành tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 trong đó có 4 tiêu chí gồm nguy cơ thấp, trung bình, cao và rất cao. Theo Bộ Y tế, dịch Covid-19 đang bùng phát tại nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Bất kỳ nền y tế nào cũng phải chuẩn bị đối mặt với sự gia tăng số lượng người nhiễm SARS-CoV-2. Việc phân loại nguy cơ tốt sẽ giúp hệ thống y tế tránh áp lực quá tải, lúng túng trong điều trị.

Việc phân loại đúng cũng sẽ giúp xác định được các nhóm người nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ khác nhau, từ đó giúp xác định đúng nhu cầu điều trị, chăm sóc và hỗ trợ cho từng đối tượng, giúp nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời tiết kiệm nguồn lực của ngành y tế và xã hội.

Bệnh nhân Covid-19 được chữa khỏi ký xác nhận trước khi xuất viện - Ảnh: Bộ Y tế

Theo tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm được chia làm 4 loại tương ứng với từng màu khác nhau. Cụ thể, màu xanh là mức nguy cơ thấp, màu vàng là nguy cơ trung bình, màu cam là nguy cơ cao và màu đỏ và nguy cơ rất cao.

Nhóm nguy cơ rất cao: Những người từ 65 tuổi trở lên và mắc một trong các bệnh lý nền; Người bệnh trong độ tuổi bất kỳ đang trong tình trạng cấp cứu; người có SpO2 từ 92% trở xuống; người bệnh đang có tình trạng: Thở máy, đang có ống mở khí quản, liệt tứ chi, đang điều trị hóa xạ trị.

Tình trạng cấp cứu gồm: Rối loạn ý thức; khó thở, thở nhanh > 25 lần/phút hoặc SpO2 < 94%; nhịp tim nhanh > 120 nhịp/phút; huyết áp tụt, huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg; hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường khác mà nhân viên y tế chỉ định xử trí cấp cứu.

Nhóm này chỉ định nhập viện ngay đến bệnh viện thuộc "tầng 3 của tháp điều trị", các bệnh viện điều trị Covid-19 nặng. Xử trí tình trạng cấp cứu trước, trong và sau khi vận chuyển đến bệnh viện.

Nhóm nguy cơ cao: Những người tuổi từ 65 tuổi trở lên và không mắc bệnh lý nền; Phụ nữ có thai hoặc trẻ em dưới 5 tuổi, người có SpO2 từ 93% đến 94%.

Nhóm này chỉ định nhập viện càng sớm càng tốt, chuyển đến bệnh viện thuộc "tầng 3 của tháp điều trị", các bệnh viện điều trị Covid-19 nặng. Hướng dẫn người nhiễm SARS-CoV-2 liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu. Đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp.

Nhóm nguy cơ trung bình: Những người tuổi từ 46-64 tuổi và không mắc bất kỳ bệnh lý nền. Người có sức khỏe có dấu hiệu bất thường như sốt (từ 37,5 độ C trở lên), ho, đau họng, rát họng, đau ngực...; người có SpO2 từ 95% đến 96%; hoặc người tuổi dưới 45 tuổi và mắc một trong các bệnh lý nền.

Nhóm này cần chuyển vào cơ sở thuộc "tầng 2 của tháp điều trị", các bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị người bệnh Covid-19. Trong thời gian chờ nhập viện, yêu cầu người nhiễm SARS-CoV-2 tiếp tục tự theo dõi sức khỏe; hướng dẫn liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu như rối loạn ý thức, khó thở, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt... Đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp.

Người tiêm đủ 2 liều vắc-xin Covid-19 được xếp vào nhóm nguy cơ thấp khi mắc Covid-19

Nhóm nguy cơ thấp gồm: Những người dưới 46 tuổi và không mắc bệnh lý nền. Người đã tiêm đủ 2 liều vắc-xin Covid-19 trước ngày xét nghiệm dương tính ít nhất 12 ngày. Người có sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường, SpO2 từ 97% trở lên.

Nhóm này được chuyển đến cơ sở thuộc "tầng 1 của tháp điều trị", các cơ sở cách ly người nhiễm F0 tập trung, cơ sở thu dung điều trị Covid-19 ban đầu. Hoặc chỉ định điều trị ngoại trú tại nơi cư trú được nhân viên y tế, chính quyền địa phương kiểm tra và xác nhận đủ điều kiện điều trị ngoại trú như biệt thự, nhà riêng, có người theo dõi...).

Yêu cầu người nhiễm tự theo dõi sức khỏe và thông báo tình trạng sức khỏe hằng ngày cho nhân viên y tế địa phương. Hướng dẫn liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu như rối loạn ý thức, khó thở, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt... Đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp.

Tuy nhiên, Bộ Y tế lưu ý, căn cứ vào tình hình dịch bệnh, công tác thu dung và kết quả điều trị, ngành y tế từng địa phương có thể kịp thời điều chỉnh, bổ sung phân loại nguy cơ nếu thấy cần thiết để có biện pháp xử trí người bệnh nhanh chóng, an toàn, hiệu quả...

Theo Người lao động

https://nld.com.vn/suc-khoe/bo-y-te-chia-4-nhom-nguy-co-thap-trung-binh-cao-rat-cao-khi-mac-covid-19-20210731131915081.htm

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke