Thursday, 21/11/2024

Bỏ sổ hộ khẩu, người dân đăng ký cư trú như thế nào?

15:57 26/04/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Từ 1/7, công dân chỉ cần mang theo thẻ căn cước gắn chip để thực hiện 30 thủ tục hành chính liên quan sổ hộ khẩu.

Bộ Công an cho biết Luật Cư trú 2020 (có hiệu lực từ 1/7) sẽ thay phương pháp quản lý cư trú từ sổ hộ khẩu giấy sang số định danh cá nhân được ghi trên căn cước công dân gắn chip. Khi luật này có hiệu lực, cơ quan chức năng sẽ không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu và sổ tạm trú.

Theo đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội của Bộ Công an, sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đã được cấp vẫn còn giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2022. Từ ngày 1/7, mọi thông tin về cư trú sẽ được cập nhật, thay đổi trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

"Khi đi làm các thủ tục hành chính, người dân không cần mang sổ hộ khẩu, sổ tạm trú mà chỉ xuất trình căn cước công dân gắn chip", đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cho hay.

Sổ hộ khẩu đã tồn tại gần 60 năm. Ảnh: L.V.

Theo Bộ Công an, hiện có khoảng 30 thủ tục hành chính cần đến sổ hộ khẩu như đăng ký kết hôn, khai sinh, khai tử, xin học cho con, đăng ký thường trú, tạm trú... Tuy nhiên, từ 1/7, người dân chỉ cần xuất trình thẻ căn cước gắn chip để làm những thủ tục này.

Cán bộ làm thủ tục sẽ kiểm tra, đối chiếu thông tin công dân thông qua số định danh cá nhân. Việc khai thác, tra cứu thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng thay thế việc xuất trình hoặc nộp bản sao có chứng thực các giấy tờ như hiện nay.

Đáng chú ý, Bộ Công an cho biết khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được kết nối thông suốt với các dữ liệu chuyên ngành khác, người dân có thể đăng ký cư trú online thông qua cổng dịch vụ công quốc gia.

Ngoài các quy định của Luật Cư trú mới, Nghị định số 37/2021 cho phép người dân được khai thác thông tin cá nhân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Để làm điều này, công dân gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc khai thác thông qua dịch vụ nhắn tin, cổng dịch vụ công quốc gia hay cổng dịch vụ công Bộ Công an.

Sổ hộ khẩu ra đời tháng 6/1964 và trải qua nhiều lần bổ sung, điều chỉnh. Tháng 11/2014, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật Căn cước công dân, là tiền đề cho công cụ quản lý dân cư thay cho sổ hộ khẩu. Đến tháng 11/2020, Quốc hội khóa XIV thông qua Luật Cư trú (sửa đổi), chính thức bỏ sổ hộ khẩu từ 1/1/2023.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được kích hoạt hôm 25/2, hiện quản lý thông tin của hơn 100 triệu người dân, phạm vi sử dụng trên cả nước với hơn 11.500 điểm từ cấp xã, huyện đến Trung ương, với hơn 40.000 người truy nhập vào hệ thống.

Theo Zing News

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke