Thursday, 21/11/2024

Bệnh viện Trung ương Huế cứu sống người thợ xây nghèo

15:06 15/05/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Không đủ khả năng chi trả, người nhà của bệnh nhân đã quyết định xin đưa bệnh nhân về nhà. Tuy nhiên Bệnh viện Trung ương Huế đã trích kinh phí từ Quỹ hỗ trợ bệnh nhân nghèo của bệnh viện để hỗ trợ bệnh nhân.

Ngày 14-5, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, tập thể y bác sĩ bệnh viện vừa cứu sống một bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn từ đường tiêu hóa gây biến chứng suy đa cơ quan, viêm phổi rất nặng.

GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc BVTW Huế trao hoa chúc mừng bệnh nhân khỏi bệnh.

Trước đó, nam bệnh nhân Trương H.  (42 tuổi, thôn Nam Phước, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) được bệnh viện Chân Mây chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế vào ngày 10-4 trong tình trạng rất nặng, suy hô hấp, mạch nhanh, huyết áp thấp.

Tại đây, các bác sĩ đã cho lọc máu liên tục tại giường nhưng toàn trạng vẫn không cải thiện, khó thở tăng thêm, bệnh nhân được cho thở máy được chẩn đoán bị sốc nhiễm khuẩn từ đường tiêu hóa, biến chứng suy đa cơ quan, viêm phổi nặng, tiên lượng tử vong cao.

Cánh duy nhất để cứu sống bệnh nhân là dùng kỹ thuật ECMO (trao đổi ô xy qua màng nhân tạo ngoài cơ thể). Tuy nhiên, kỹ thuật này đòi hỏi một chi phí rất lớn trong khi điều kiện gia đình bệnh nhân lại rất khó khăn.

Trước tình hình đó, Ban Giám đốc bệnh viện đã nhanh chóng yêu cầu các kíp trực khẩn trương, tập trung mọi nguồn lực để điều trị cho bệnh nhân, viện phí sẽ tìm hướng xử lý sau.

Sau 18 ngày điều trị tích cực với hỗ trợ của kỹ thuật ECMO, CRRT (lọc máu liên tục tại giường), thở máy chế độ bảo vệ phổi, chế độ dinh dưỡng tốt bệnh nhân dần tỉnh táo, huyết áp ổn định dần. Những ngày sau đó, bệnh nhân được rút ống trợ thở thành công, tỉnh táo, giao tiếp tốt, đã tự đi lại, tập thể dục trong phòng.

Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhân H. đã ổn định, hồi phục tốt, được cho ra viện trong niềm vui ngập tràn của các thầy thuốc và gia đình bệnh nhân.

Vợ của bệnh nhân H. cho biết: "Trong khi tình cảnh kinh tế khó khăn, bệnh tình chồng tôi quá nặng, cả gia đình đã quyết định xin đưa về nhà, nhưng với sự giúp đỡ của ông Giám đốc bệnh viện và sự tận tâm của đội ngũ y tế của khoa Hồi sức tích cực đã giúp tôi có thêm phần hy vọng để quyết định tiếp tục điều trị cho chồng tôi. Hôm nay chồng tôi khỏe mạnh ra viện, chúng tôi không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn các y bác sĩ".

TS.BS Nguyễn Tất Dũng, trưởng khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện cho biết: "Chi phí điều trị của bệnh nhân H. đã lên đến hơn 700 triệu đồng, ngoài chi trả của Bảo hiểm y tế thì bệnh nhân không có khả năng chi trả phần còn lại;  Bệnh viện đã trích kinh phí từ Quỹ hỗ trợ bệnh nhân nghèo của bệnh viện để hỗ trợ bệnh nhân. Chúng tôi rất hạnh phúc khi bệnh nhân được cứu sống".

Theo Pháp luật TPHCM

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke