Monday, 06/05/2024

Bất ngờ với công dụng của loại rau rẻ tiền ở Việt Nam, người Nhật rất thích

09:03 27/06/2023

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Rau muống rất thân thuộc trong đời sống, nhưng không phải ai cũng biết hết công dụng của loại rau này.

Rau muống được nhiều người đánh giá rằng "rẻ hơn thịt, bổ hơn thuốc" vì chúng được tìm mua rất dễ, nhưng nguồn dinh dưỡng đem lại rất dồi dào. 

Ở Việt Nam rau muống chỉ là rau bình dân, nhưng ít ai ngờ ở Nhật rau muống được bán giá khá cao: 10 cọng rau muống rơi vào khoảng 100 nghìn đồng. Thậm chí, nhiều người Nhật còn bày tỏ thích ăn món rau muống xào.

Ở Việt Nam rau muống chỉ là rau bình dân, nhưng ít ai ngờ ở Nhật rau muống được bán giá khá cao (Ảnh: Getty).

Rau muống rất thân thuộc trong đời sống, nhưng đảm bảo không phải ai cũng biết hết công dụng của loại rau này. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): "Trong Đông y, rau muống có vị ngọt, tính mát, chứa nhiều nước và chất xơ, rất tốt cho những người thiếu máu, người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm".

Lương y Sáng chia sẻ, rau muống có thể tận dụng làm nguyên liệu của một số bài thuốc dưới đây.

Cách tận dụng rau muống để làm thuốc điều trị bệnh

1. Điều trị bệnh viêm loét dạ dày

Cách dùng: Lấy 200g rau muống tươi đem giã cùng một chút muối ăn, sau đó vắt lấy nước cốt. Chia 2 lần uống trong liệu trình 5 ngày.

2. Điều trị bệnh ợ chua

Cách dùng: Lấy 20g rau muống, 20g cỏ mực, 12g vỏ quýt khô, đem tất cả đi rửa sạch, cắt khúc, sau đó cho vào nồi rồi đổ 750ml nước, sắc còn 250ml chia 2 lần uống lúc đói. Dùng liên tục 1 tuần.

Rau muống có thể tận dụng để điều trị một số bệnh vặt (Ảnh: Getty).

3. Trị thường xuyên chảy máu cam

Cách dùng: Đem 100g rau muống tươi đi giã rồi vắt lấy nước cốt, pha thêm chút đường uống trong liệu trình 5 ngày sẽ có tác dụng.

4. Trị ngộ độc thức ăn

Cách dùng: 500g rau muống, 30g cam thảo, 120g đậu xanh. Đem tất cả nguyên liệu trên đi sắc lấy nước đặc, uống trong ngày.

5. Trị kiết lỵ (có lẫn mủ, máu)

Cách dùng: Lấy 1 nắm đọt rau muống, 1 nắm vỏ lựu nướng. Mang các nguyên liệu đi sắc lấy nước uống.

6. Giải độc

Cách dùng: Rau muống tính mát, bổ, tác dụng giải độc tố cho nên khi bị trúng độc (bất kỳ loại độc nào), bạn có thể lấy ngay rau muống giã lấy nước cốt, hòa chút muối uống.

Rau muống tính mát, bổ, tác dụng giải độc tố (Ảnh: Getty).

7. Trị phong thũng

Cách dùng: Chuẩn bị 1 nắm đọt rau muống tía, 1 nắm vòi voi, 1 con cua đồng, 1 chút muối ăn. Đem các nguyên liệu đi giã nhuyễn, dùng bã đắp ngoài.

Rau muống dù bổ dưỡng nhưng nên nhớ vài lưu ý khi sử dụng

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, không phải ai cũng phù hợp để tiêu thụ loại rau này. Nhất là những người đang có vết thương, mụn nhọt trong quá trình hồi phục, nếu ăn rau muống sẽ gây ra sẹo lồi mất thẩm mỹ.

Nếu đang dùng thuốc Đông y để điều trị bệnh, bạn cũng không nên ăn quá nhiều loại rau này. Lý do là bởi rau muống sẽ gây mất tác dụng quý báu của thuốc. 

Người suy nhược cơ thể nặng cũng không nên ăn rau muống để tránh tình trạng bệnh trở nên phức tạp.

Rau muống chứa nhiều chất xơ có tác dụng cải thiện nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình đại tiện. Vậy nên bệnh nhân tiêu chảy cũng không nên ăn để tránh khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Ngoài ra, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cảnh báo nếu có ý định sử dụng rau muống để làm thuốc trị bệnh thì mọi người cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ hay chuyên gia Đông y. Bởi mỗi người sẽ có một cơ địa khác nhau, cần phải được tư vấn cụ thể.

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/suc-khoe/bat-ngo-voi-cong-dung-cua-loai-rau-re-tien-o-viet-nam-nguoi-nhat-rat-thich-20230617001842695.htm

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke