Thursday, 25/04/2024

Bài thuốc trị chóng mặt do nội thương

10:05 19/07/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Chóng mặt thuộc chứng huyễn vựng trong đông y. Huyễn là tự nhiên mắt tối xẩm, nảy đom đóm làm cho đứng không vững. Vựng là tự nhiên cảm thấy đầu quay cuồng, lảo đảo.

Huyễn vựng thường xuất hiện đồng thời cùng một lúc, nói chung huyễn vựng có hai triệu chứng điển hình là hoa mắt, chóng mặt làm cho người bệnh đi đứng không vững.

Huyễn vựng thường do hai nguyên nhân chủ yếu là ngoại cảm và nội thương.

Huyễn vựng do ngoại cảm (bên ngoài): Tà khí lục dâm xâm nhập vào các thanh khiếu vùng đầu mặt làm bế tắc vận hành kinh mạch gây huyễn vựng. Huyễn vựng ở đây thường phối hợp với các chứng ngoại cảm khác chúng tôi trình bày ở phần sau (thương hàn và ôn bệnh).

Huyễn vựng do nội thương (bên trong): Tùy từng trường hợp mà dùng bài thuốc điều trị như sau:

Chóng mặt do đàm thấp

Triệu chứng: Đầu choáng mắt hoa, lồng ngực đầy tức, nôn ọe không muốn ăn, người ậm ạch, béo phì, mệt mỏi ngủ nhiều, rêu lưỡi trắng nhớt. Mạch hoạt.

Phương pháp điều trị: Bổ tỳ tiêu đàm thấp.

Vị thuốc thiên ma trong bài thuốc trị chóng mặt

Bài thuốc: Bán hạ bạch truật thiên ma thang: Bán hạ 16g, bạch truật 16g, trần bì 12g, mạch nha 16g, phục linh 16g, hoàng kỳ 12g, trạch tả 12g, thương truật 16g, thiên ma 12g, thần khúc 16g, hoàng bá 12g, nhân sâm 06g, can khương 06g,

Cách bào chế: Bán hạ chế, bạch truật tẩm nước vo gạo sao, hoàng kỳ chích mật, thiên ma cám sao, hoàng bá rượu sao, can khương sao ròn. Các vị trên + nước 1700ml, sắc lọc bỏ bã lấy 250ml.

Cách dùng: Uống ấm chia đều 5 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.

Châm cứu- Châm bổ: Túc tam lý, tỳ du. Châm tả: Thủy phân, phong long, thái dương, bách hội, tứ thần thông.

Chóng mặt do can thận âm hư

Triệu chứng: Đau đầu, choáng váng hoa mắt, căng cắn buốt hai thái dương, lưng đau, ù tai, phiền khát, ít ngủ, ra mồ hôi trộm, miệng đắng. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít. Mạch tế sác.

Phương pháp điều trị: Bình can tiềm dương.

Vị thuốc câu đằng trong bài thuốc trị chóng mặt

Bài thuốc- Thiên ma câu đằng ẩm: Thiên ma 16g, câu đằng 10g, thạch quyết minh 16g, sơn chi tử 12g, hoàng cầm 10g, ngưu tất 12g, đỗ trọng 12g, ích mẫu 10g, tang ký sinh 12g, phục thần 16g, hà thủ ô trắng 12g.

Cách bào chế: Thiên ma cám sao, thạch quyết minh sống + nước 1800ml, sắc còn 900ml. Các vị còn lại cho vào sắc lọc bỏ bã lấy 250ml.

Cách dùng: Uống chia đều 5 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.

Châm cứu- Châm bổ: Tỳ du, thận du, tam âm giao. Châm tả: Thái dương, đầu duy, bách hội.

Chóng mặt do tâm huyết và tỳ khí hư

Triệu chứng: Hoa mắt, chóng mặt choáng váng, chân tay bủn rủn, sắc mặt trắng bệch, môi nhợt, ăn kém, ngại nói, thở ngắn, tim hồi hộp, tiểu tiện trong, ít, đại tiện phân lỏng, nặng thì choáng ngất. Rêu lưỡi trắng, chất lưỡi bệu.

Phương pháp điều trị: Bổ khí huyết an thần.

Bài thuốc- Nhân sâm dưỡng vinh thang: Hoàng kỳ 16g, bạch truật 16g, phục linh 12g, Thục địa 24g, Đương qui 16g, Bạch thược 12g, Nhân sâm 08g, trần bì 08g, cam thảo 06g, quế tâm 06g, viễn chí 06g, ngũ vị tử 06g.

Cách bào chế: Hoàng kỳ chích mật, Bạch truật hoàng thổ sao, viễn chí bỏ lõi chế. Các vị trên + nước 1800ml, sắc lọc bỏ bã lấy 250ml.

Cách dùng: Uống ấm chia đều 5 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.

Vị thuốc đương quy trong bài thuốc trị chóng mặt

Châm cứu- Châm bổ: Tâm du, tỳ du, tam âm giao, túc tam lý. Châm bình bổ bình tả: Thái dương, phong trì, bách hội.

Chóng mặt do mệnh môn hỏa suy

Triệu chứng: Đầu choáng, hoa mắt, đau đầu từng cơn, chân tay lạnh, đầu nóng, mặt nóng bừng bừng. Ăn uống kém, sôi bụng. Nặng thì choáng váng có thể ngã ngất kèm theo ngũ canh tiết tả, chất lưỡi bệu. Mạch trầm tế vô lực.

Phương pháp điều trị: Bổ thận dương dẫn hỏa qui nguyên.

Bài thuốc: Bát vị quế phụ: Hoài sơn 16g, trạch tả 12g, đan bì 12g, sơn thù 16g, bạch linh 12g, thục địa 32g, nhục quế 04g, hắc phụ tử 04g.

Cách bào chế: Các vị trên + nước 1700ml, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml.

Cách dùng: Uống ấm chia đều 5 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.

Châm cứu- Châm bổ, ôn châm:Tỳ du, thận du, mệnh môn, tam âm giao. Cứu quan nguyên, khí hải.

Phòng bệnh: Luôn giữ cho tinh thần thanh thản; Nghỉ ngơi, luyện tập đều đặn; Ăn đủ chất dinh dưỡng; Kiêng không ăn những thứ cay nóng, không uống nước chè; Lao động nhẹ nhàng; Lưu ý khi thời tiết thay đổi; Tìm nguyên nhân ( do nội thương hay ngoại thương) mà điều trị.

Theo Sức khỏe đời sống

https://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-tri-chong-mat-do-noi-thuong--n197547.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke