Bạn tuyệt đối không được mắc phải những sai lầm dưới đây khi ăn khoai tây để tránh gây hại cho sức khỏe.
Khoai tây chiên tăng huyết áp
Không có gì ngạc nhiên với thông tin khoai tây chiên có hại cho sức khỏe của bạn, nhưng nghiên cứu không dừng lại ở đó, những thông tin nghiên cứu cho thấy tiêu thụ khoai tây còn liên quan với bệnh tăng huyết áp.Không chỉ là khoai tây chiên, khoai tây dưới mọi hình thức chế biến có thể đặt bạn vào nguy cơ của tăng huyết áp. Theo nghiên cứu từ Bệnh viện Phụ nữ Brigham và Trường Y tế công cộng Harvard T.H. 8055
Bằng cách kiểm tra dữ liệu y tế từ khoảng 187.500 người tham gia trên ba nghiên cứu dài hạn, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ăn bốn hoặc nhiều hơn khẩu phần khoai tây mỗi tuần có thể có nguy cơ cao hơn 11 % của tăng huyết áp so với những người hiếm khi hoặc không bao giờ ăn khoai tây. Con số này leo lên đến 17 % khi khoai tây được lựa chọn là khoai tây chiên kiểu Pháp.
Vỏ xanh, mọc mầm - khoai tây độc như nấm độc
Khoai tây là món ăn rất được ưa dùng, với các món chiên, xốt phô mai bỏ lò, hầm thịt bò… Nhưng nếu người dân sơ ý là mua phải khoai tây vỏ xanh, khoai tây mọc mầm có chứa chất gây ngộ độc cho người ăn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoai tây chứa nhiều tinh bột, cellulose, giàu vitamin B1, B2... Đặc biệt khi nấu chín hàm lượng vitamin C khá cao.
Nhưng khoai tây rất dễ có độc chất khi vỏ đã chuyển sang màu xanh, hoặc mọc mầm. Nếu chế biến thành món ăn có thể gây ngộ độc.
Bình thường, củ khoai tây có ruột và vỏ màu vàng nhạt, ăn lúc này an toàn. Nhưng nếu khoai tây tiếp xúc với ánh sáng trong thời gian dài vỏ sẽ biến dần sang màu xanh - cũng là lúc nó sản sinh ra và tăng tốc độ sản xuất solanine – chất độc gây hại cho người ăn.
Khoai tây + trứng gà = béo phì
Khoai tây và trứng gà khi kết hợp với nhau trong một món ăn cũng dễ làm tăng hàm lượng cholesterol xấu gây ra béo phì, mà béo phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch chuyển hóa.
Không ăn khoai tây cả vỏ hay khoai đông lạnh, để lâu
Trong ẩm thực với khoai tây chú ý không nên ăn vỏ khoai tây, không nên ăn khoai tây đã để lâu, không nên ăn khoai tây để đông lạnh vì dễ gây độc đối với cơ thể con người.
Chế biến khoai tây như thế nào để tránh ngộ độc?
Khoai tây chứa các Vitamin A, C, B; các khoáng chất như phốt pho, canxi, sắt, kali; ngoài ra còn có chất xơ và protein. Khoai tây không chỉ là thực phẩm tốt mà còn là nguyên liệu làm đẹp và chữa bệnh khá hiệu quả, rẻ tiền.
Tuy nhiên, để tránh ngộ độc khi chế biến khoai tây, BS Nguyễn Trọng Hưng, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng Lâm sàng và Tiết chế, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, khoai tây cũng như nhiều thực phẩm khác, khi chế biến phải cẩn trọng, chọn những củ khoai tây tươi, ngon. Không ăn những củ khoai tây nảy mầm, biến đổi màu sắc, hoặc là màu sắc bất thường, khoai tây héo…Vì thế, người tiêu dùng thông minh là người lựa chọn những củ khoai tây sạch, tươi ngon, không biến đổi màu sắc.
Báo Gia đình và Xã hội cho biết, khoai tây là thực phẩm bổ dưỡng nhưng phụ nữ mang thai nên hạn chế dùng bởi cấu trúc solanin trong khoai tây khá giống hormone steroid, nội tiết tố estrogen và progestrogen trong cơ thể. Nếu phụ nữ mang thai ngày nào cũng ăn khoai tây thì cơ thể sẽ hấp thu một lượng lớn alcaloid, có thể gây ra bất thường cho thai nhi.
Một số chuyên gia cảnh báo, nếu phụ nữ mang thai nhạy cảm với alcaloid thì chỉ cần ăn 44 - 250g khoai tây/ngày, nếu ăn liên tục trong nhiều ngày, các bất thường ở thai nhi có thể xảy ra. Vì alcaloid trong khoai tây không giảm qua các bước nấu nướng thông thường như hấp hay đun sôi.
Hơn nữa, khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và tăng nguy cơ cho thai. Do đó, khoai tây chiên cũng không thích hợp cho bà bầu ăn liên tục hoặc ăn nhiều.