Monday, 29/04/2024

Ăn gì tốt cho phổi?

10:15 07/09/2023

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Phổi có thể hoạt động hiệu quả, giảm nguy cơ mắc bệnh nếu chế độ ăn uống đầy đủ vitamin C, D, omega-3, magiê.

Phổi cung cấp oxy và đào thải khí cacbonic, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân có hại tồn tại trong không khí, duy trì các hoạt động sống của cơ thể. Trung bình quá trình này diễn ra khoảng 12-20 lần mỗi phút. Do phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên phổi dễ nhiễm virus, vi khuẩn, nấm... gây ra các bệnh hô hấp.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Ngân, khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết cơ thể thiếu hụt vitamin và khoáng chất thiết yếu có thể làm gián đoạn chức năng của phổi, ảnh hưởng hoạt động của các cơ quan, sức khỏe tổng thể.

Vitamin C hoạt động như một chất oxy hóa, chống viêm, ngăn ngừa tổn thương tế bào, bảo vệ cơ thể chống lại tác hại tiềm ẩn từ gốc tự do, hóa chất độc hại, chất ô nhiễm. Duy trì mức vitamin C tối ưu giúp điều chỉnh miễn dịch, tăng sức đề kháng, cải thiện chức năng phổi, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp. Chúng cũng góp phần đẩy lùi tình trạng co thắt phế quản và triệu chứng hô hấp do gắng sức.

Trong số những người hút thuốc, người bổ sung nhiều vitamin C thì có chức năng phổi tốt hơn. Bác sĩ Ngân cho biết lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày ở người lớn trên 19 tuổi là 75-120 mg. Ớt, cải xoăn, bông cải xanh, ổi, trái cây họ cam quýt, kiwi giàu viatmin này.

Vitamin C góp phần cải thiện chức năng phổi. Ảnh: Freepik

Vitamin D cải thiện chức năng phổi, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp. Bổ sung đủ vitamin D góp phần cải thiện dung tích phổi, đẩy lùi một số triệu chứng ở người bệnh hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Vitamin này cũng có tác dụng ngăn ngừa hoặc hạn chế lây nhiễm vi khuẩn mycobacterium tuberculosis gây bệnh lao. Theo bác sĩ Ngân, người mắc bệnh lao có tình trạng vitamin D thấp hơn so với nhóm chứng khỏe mạnh và bệnh nhân lao được bổ sung vitamin để cải thiện kết quả điều trị. Người thiếu vitamin D có khả năng mắc bệnh lao cao hơn, dễ tiến triển nặng.

Thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ mắc Covid-19, khiến bệnh diễn biến nặng, thời gian mắc bệnh lâu hơn và nguy cơ tử vong cao. Chế độ ăn nên bổ sung sữa, trứng, sữa chua, cá ngừ, cá mòi, hàu.

Vitamin A quan trọng trong sự phát triển sớm của phổi, hình thành phế nang, duy trì, tái tạo tế bào biểu mô đường hô hấp, nhờ đó giúp phục hồi, tái tạo niêm mạc phổi. Thiếu vitamin A dẫn đến rối loạn chức năng mô nghiêm trọng và các bệnh về đường hô hấp.

Vitamin E có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm các mô phổi, cải thiện chức năng phổi và một số triệu chứng hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Magie nếu thiếu làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh hô hấp. Người bệnh hen suyễn có mức magie thấp thường có triệu chứng nặng hơn, các cơn hen suyễn xảy ra thường xuyên hơn. Bổ sung đủ magie có lợi cho người mắc bệnh COPD và ung thư phổi.

Kẽm và selen là chất chống oxy hóa, tốt cho người bệnh phổi. Thiếu kẽm và selen tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, mắc hen suyễn, COPD, tăng tỷ lệ diễn tiến nặng và nguy cơ tử vong do Covid-19. Bác sĩ Ngân dẫn nghiên cứu tại Hà Lan, Bỉ, đăng tải trên trang Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ (NCBI), với khoảng 5.400 người, trong 22 năm, cho thấy lượng kẽm hấp thụ cao hơn có liên quan đến giảm 42% nguy cơ phát triển ung thư phổi.

Omega-3 là chất béo chống viêm, nhiều lợi ích với phổi. Chế độ ăn giàu omega-3, bao gồm axit eicosapentaenoic (EPA), axit docosahexaenoic (DHA) giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em và người lớn, đẩy lùi nguy cơ phát triển bệnh COPD. Bổ sung đủ omega-3 giúp người bệnh kiểm soát hen suyễn tốt, ít phụ thuộc vào thuốc corticosteroid dạng hít. Cá hồi, cá ngừ, dầu ô liu giàu omega-3.

Bác sĩ Ngân cho biết chế độ dinh dưỡng hàng ngày đảm bảo đa dạng thực phẩm giúp cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho phổi. Nếu có nhu cầu bổ sung dưới dạng thực phẩm chức năng, mọi người cần dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Theo Vnexpress

https://vnexpress.net/an-gi-tot-cho-phoi-4650049.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke