Thursday, 18/04/2024

7 lưu ý chăm sóc cơ thể sau điều trị ung thư

08:00 14/11/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Ăn khoảng 2,5 chén rau hằng ngày, tập thể dục khoảng 150 phút mỗi tuần… góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi thể trạng cho bệnh nhân sau điều trị ung thư.

Sau điều trị ung thư, người bệnh được khuyến nghị cải thiện sức khỏe bằng chế độ tập luyện phục hồi thể trạng và nhịp sinh hoạt phù hợp. 7 lưu ý sau đây có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh, chủ động chăm sóc bản thân.

Tập thể dục vừa sức

Tập thể dục thường xuyên có ích cho tâm trạng và đẩy nhanh quá trình phục hồi cho bệnh nhân sau điều trị. Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến nghị chế độ tập thể dục ít nhất 150-300 phút mỗi tuần cho bệnh nhân ung thư trưởng thành. Bạn có thể tập luyện ít nhất hai ngày một tuần, có một ngày nghỉ giữa các buổi. Khi quen dần, bạn có thể tập với cường độ tăng dần.

Đôi khi, bạn cảm thấy không muốn tập thể dục, do tác dụng phụ của quá trình điều trị khiến cơ thể mệt mỏi. Đây là điều bình thường mà hầu hết người bệnh gặp phải. Bạn dành thời gian nghỉ ngơi đến khi cảm thấy có hứng thú vận động trở lại. Bạn có thể thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng như đi dạo quanh nhà hay dọn dẹp nhà cửa trong mức độ thể trạng cho phép.

Ăn uống lành mạnh

Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo bệnh nhân sau điều trị ung thư nên ăn ít nhất 2,5 đến 3 chén rau và 1,5 đến 2 chén trái cây mỗi ngày. Bạn nên chọn chất béo lành mạnh (như axit béo omega-3 có trong cá và quả óc chó). Về lượng protein, bạn chọn ăn nhóm protein có ít chất béo bão hòa như cá, thịt nạc, trứng, quả hạch, hạt và các loại đậu. Bạn cũng có thể chọn nguồn carbohydrate lành mạnh có trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, trái cây và rau quả.

Chế độ ăn đa dạng rau quả hỗ trợ thúc đẩy quá trình phục hồi cho bệnh nhân ung thư sau điều trị. Ảnh: Freepik

Duy trì cân nặng hợp lý

Đối với người bệnh tăng cân khi điều trị ung thư, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, bạn nên thực hiện giảm cân từ từ (không quá một kg một tuần) và trò chuyện với chuyên gia dinh dưỡng để được thiết kế liệu trình sinh hoạt phù hợp. Bên cạnh đó, bác sĩ điều trị cũng hỗ trợ người bệnh kiểm soát cơn buồn nôn hoặc tác dụng phụ khác (nếu có) trong quá trình điều trị ung thư.

Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ là yếu tố quan trọng trong quá trình hồi phục thể trạng cho bệnh nhân. Ngủ ngon còn có thể tăng cường chức năng não, cải thiện chức năng hormone và giảm huyết áp và giúp tinh thần phấn chấn hơn. Để có giấc ngủ ngon,bệnh nhân nên lưu ý giữ không gian ngủ yên tĩnh và đủ mát. Bạn nên tránh sử dụng thiết bị điện tử ít nhất một đến hai giờ trước khi lên giường.

Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ quá mức trong ngày, hãy nói chuyện với bác sĩ vì có thể bạn đang gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ hoặc do tác dụng phụ của điều trị.

Giữ tinh thần thoải mái

Điều trị sau ung thư có thể gây ra những thay đổi về thể chất hoặc các mối quan hệ (tình cảm, quan hệ đồng nghiệp), từ đó, gây lo lắng cho bệnh nhân. Các chuyên gia y tế khuyến khích bạn nên siêng tương tác, trò chuyện với bạn bè và người thân để duy trì và tăng kết nối, từ đó dễ tìm thấy niềm vui trong cuộc sống hơn. Tập thể dục, thiền định, nhận tư vấn và trò chuyện cùng chuyên gia tư vấn tâm lý có chuyên môn cũng là một số giải pháp giúp cải thiện tinh thần.

Ngừng hút thuốc lá

Bỏ hút thuốc lá góp phần giảm nguy cơ ung thư tái phát. Nếu bạn từng thử bỏ thuốc lá nhưng không thành công thì nên trò chuyện với bác sĩ. Bác sĩ sẽ gợi ý giải pháp phù hợp để cai thuốc lá.

Hạn chế uống thức uống có cồn

Một số loại rượu vang có lợi cho sức khỏe và uống một ly mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng cho biết, uống rượu có thể tăng nguy cơ mắc ung thư (như ung thư miệng và cổ họng); tăng nguy cơ mắc ung thư nguyên phát thứ hai cho bệnh nhân sau điều trị. Nếu không chắc chắn về lượng alcohol được nạp vào cơ thể, các chuyên gia y tế có thể hỗ trợ tư vấn cho bạn chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Theo Vnexpress

https://vnexpress.net/7-luu-y-cham-soc-co-the-sau-dieu-tri-ung-thu-4535523.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke