Monday, 29/04/2024

4 lợi ích sức khỏe của thực phẩm màu tím

09:09 27/06/2023

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Không chỉ đẹp mắt, những loại thực phẩm có màu tím còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Các loại rau củ quả màu tím là nguồn thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, có thể kể đến như flavonoid, polyphenol, acid ellagic, các vitamin, khoáng chất… Trong đó, Anthocyanidin - hợp chất tạo nên màu tím trong rau quả là chất chống oxy hóa mạnh, có thể ức chế tác hại của các gốc tự do trong cơ thể, mang lại những lợi ích cho sức khỏe.

Rau củ quả màu tím có nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh: Pexels).

Tốt cho dạ dày

Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, Anthocyanin trong rau củ quả màu tím giúp hạn chế sự hình thành các vết loét dạ dày, làm chậm quá trình oxy hóa và tăng cường hoạt động của các chất chống oxy hóa (như glutathione) tự nhiên trong cơ thể.

Tốt cho não bộ

Theo một nghiên cứu được công bố trên Archives of Pharmacal Research, thực phẩm màu tím như khoai lang tím giúp hỗ trợ tăng cường trí nhớ. Các anthocyanin giúp ngăn ngừa sự suy giảm hệ thống thần kinh liên quan đến tuổi, đồng thời tăng cường khả năng học tập và ghi nhớ.

Nâng cao sức khỏe tim mạch

Theo chia sẻ của Viện kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia, các hợp chất flavonoid nói chung và các anthocyanin nói riêng được cho là có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành bởi khả năng ngăn chặn sự oxy hóa các lipoprotein có tỷ trọng thấp trong huyết tương. Hệ tuần hoàn máu, cơ tim sẽ được tăng cường bảo vệ khỏi các tác động tiêu cực của oxy hóa nhờ các Anthocyanin có trong thực phẩm màu tím.

Quả việt quất có nhiều công dụng với sức khỏe (Ảnh: Pexels).

Hỗ trợ giảm huyết áp

Nghiên cứu từ Đại học King (London, Anh) cho thấy, resveratrol (chứa nhiều trong thực phẩm tím) sẽ oxy hóa protein PKG1a trong thành mạch máu, giúp thư giãn và mở rộng mạch. Khi mạch máu giãn, máu sẽ được lưu thông dễ dàng hơn, lực tác dụng lên thành mạch cũng giảm, từ đó làm giảm huyết áp.

Dù mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng những loại thực phẩm tím lại thường ít phổ biến ở Việt Nam và các nước châu Á, nhất là các loại trái cây, quả mọng như việt quất, nam việt quất, mâm xôi, lý chua… Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bị thiếu hụt dưỡng chất thực vật màu tím. Trong khi đó, theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi ngày nên ăn tối thiểu 400gr rau củ quả với đủ 5 màu sắc xanh, đỏ, cam, trắng và tím mới đảm bảo cơ thể được khỏe mạnh.

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/suc-khoe/4-loi-ich-suc-khoe-cua-thuc-pham-mau-tim-20230127064235375.htm

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke