Thursday, 21/11/2024

3T giữ gìn sức khỏe và cách ăn uống, nghỉ ngơi kích hoạt não bộ cho sĩ tử

10:05 06/05/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Nền tảng sức khỏe tốt là một trong những yêu cầu quan trọng để thí sinh có thể ứng phó với những căng thẳng, lo lắng trong mùa thi.

Chế độ ăn đủ chất giúp thí sinh có nền tảng sức khỏe tốt để vững bước vào kỳ thi (Ảnh: IT)

Nguyên tắc 3T giúp bớt lo lắng

Tiến sĩ, Dược sĩ Nguyễn Quốc Hòa - Giảng viên Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Tâm lý lo lắng là điều bình thường với cơ thể khi phải đối diện với áp lực, ở đây là kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Tâm lý lo lắng đôi khi cũng có lợi vì thôi thúc bản thân tích cực chuẩn bị tinh thần cho kỳ thi sắp tới.

Dù vậy, tâm lý lo lắng kéo dài có thể phản tác dụng, khiến cơ thể mệt mỏi, mất tập trung và giảm năng suất học tập.

Vấn đề cốt lõi ở đây là các em càng thiếu tự tin thì sẽ càng lo lắng (ví dụ, thiếu tự tin vì không nhớ bài, hiểu bài do học dồn trong thời gian ngắn).

Vì vậy, chiến lược quan trọng nhất là học sinh cần nâng cao sự tự tin bằng cách có kế hoạch học tập một cách khoa học, ôn tập từ sớm và hạn chế học dồn.

Việc đầu tiên cần làm là tính toán khoảng thời gian còn lại từ đây đến lúc thi, sau đó chia nhỏ khoảng này và đưa nội dung học tập vào theo từng giai đoạn, sao cho trước khi thi ít nhất 1-2 tuần  các em đã tự tin với lượng kiến thức ôn tập.

Trong thời gian học bài, có một số điểm học sinh cần lưu ý để hỗ trợ việc học tốt hơn.

Khoảng thời gian tập trung học không nên kéo dài liên tục quá một tiếng mà nên nghỉ giữa giờ 5-10 phút.

Khi nghỉ giải lao, hạn chế nhìn vào màn hình máy tính hay điện thoại mà nên nghe nhạc, chợp mắt hoặc đi dạo.

Ôn tập với bạn bè đúng cách (như chơi đố vui) không những làm tăng hiệu quả học tập mà cũng làm góp phần giảm căng thẳng.

Ngoài ra, một số mẹo ghi nhớ từ bạn bè hoặc sách kỹ năng có thể giúp các em học ít mà nhớ lâu.

Sinh viên khoa dược - Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh tham gia hội thao truyền thống (Ảnh: NTCC)

Bên cạnh đó, nguyên tắc 3T có thể giúp học sinh bớt lo lắng trong lúc ôn tập.

Chữ “T” đầu tiên là “Thể dục-thể thao”, là phương pháp rất hữu hiệu để giải tỏa căng thẳng, đặc biệt với bất kỳ hoạt động nào các em thích, từ đá banh, chạy bộ, bơi lội, cho đến yoga, nhảy hiện đại hay múa.

Chữ “T” thứ hai là “Thực phẩm” vì dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp các em có thêm nguồn năng lượng tốt cho cơ thể.

Các thực phẩm lành mạnh như rau củ, trái cây, các loại hạt bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt cho bộ não. Uống đủ nước theo nhu cầu cơ thể cũng quan trọng vì sẽ giúp duy trì tốt hoạt động của cơ thể trong ngày.

Chữ “T” cuối cùng là “Tinh thần”. Học sinh nên luôn giữ tinh thần sảng khoái, ổn định bằng cách ngủ đủ giấc (6-8 tiếng/ngày), sắp xếp giờ học-giờ nghỉ hợp lý, có thời gian kết nối với mọi người, kể cả người thân trong gia đình.

Theo Dược sĩ Nguyễn Quốc Hòa: Trong mùa thi, học sinh sẽ dùng não bộ khá nhiều trong việc ghi nhớ, phân tích và xử lý thông tin.

Bên cạnh đó, tâm lý căng thẳng và các hoạt động giải tỏa stress cũng góp phần tiêu hao năng lượng trong ngày. Vì vậy, chế độ ăn uống khoa học rất quan trọng vì cung cấp chất dinh dưỡng có lợi và bổ sung đầy đủ năng lượng cho sĩ tử.

Về cơ bản, học sinh nên ăn uống đầy đủ chất (đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất) và đúng bữa như bình thường.

Các thực phẩm thức ăn nhanh chế biến sẵn như gà rán, thịt đóng hộp, hoặc thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt, nước có ga… cần hạn chế tối đa vì có thể làm tăng tâm lý căng thẳng, tăng nguy cơ rối loạn lo âu và trầm cảm.

Các thực phẩm tươi như rau củ, trái cây cần được khuyến khích ăn vì cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể và não bộ.

Ngoài ra, việc bổ sung nước đầy đủ theo nhu cầu cơ thể rất quan trọng vì liên quan đến khả năng tập trung và hoạt động của não bộ.

Thuốc "bổ não"...đến từ chế độ ăn khoa học

Thực tế có một số thí sinh đã dùng các loại thuốc với mong muốn “bổ não” để giúp học thi. Tuy nhiên, theo Dược sĩ Nguyễn Quốc Hòa không có thuốc Tây nào có tác dụng “bổ não” thực sự. Trong những thuốc “điểm danh”, có những thuốc chỉ bổ sung vitamin khoáng chất, nhưng có những thuốc chỉ dùng cho những trường hợp bệnh lý về thần kinh.

Việc lạm dụng các thuốc này đôi khi lại phản tác dụng, gây tác dụng phụ, chẳng hạn như ban đầu tạo sự tỉnh táo, nhưng về lâu dài dẫn đến mất ngủ, cơ thể kiệt quệ và có thể dẫn đến những hệ lụy khác.

Một số vitamin khi bổ sung quá nhiều so với nhu cầu cũng dẫn đến các tác dụng phụ như tiêu chảy, mất ngủ, nhức đầu, thậm chí tổn thương cơ quan. Ngoài ra, một số thuốc hoặc thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc có thể chứa tạp chất, gây độc với cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp thí sinh có được sức khỏe tốt để vượt qua kỳ thi (Ảnh: IT)

Thuốc “bổ não” thực sự lại đến từ chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng đạm, đường, béo, đặc biệt từ các loại rau củ, trái cây tươi và các loại hạt/đậu (như hạt điều, đậu phộng,…). Các thực phẩm có thể tốt cho não bộ như các loài cá béo (cá hồi, cá mòi), cam, bưởi, chuối, bí đỏ (kể cả hạt bí), các loại hạt (hạt điều, hạt óc chó), bông cải xanh,…

Ngoài ra, việc bổ sung nước đầy đủ theo nhu cầu cơ thể rất quan trọng. Bên cạnh đó, duy trì các bữa ăn trong ngày, ngủ đủ giấc và chế độ sinh hoạt học tập nghỉ ngơi khoa học cũng góp phần giảm stress và “tẩm bổ” cho não bộ.

Dưới đây là một số thực phẩm có lợi cho khả năng tập trung, ghi nhớ của học sinh:

+ Bơ hoặc trái cây có vị chua ngọt gồm cam, quýt, bưởi, dâu tây, việt quất: Thành phần trong các loại trái cây tươi này (gồm vitamin, chất chống oxi hóa) giúp tăng hoạt động và cải thiện chức năng của não bộ.

+ Rau củ có màu đỏ, xanh, vàng như ớt chuông, cà rốt, bông cải, bí đỏ, củ dền…: Các thực phẩm này bổ sung chất xơ, khoáng chất và vitamin, tốt cho sức khỏe toàn cơ thể, kể cả não bộ. Nhiều em không dám ăn bí vì sợ bị “bí” khi làm bài nhưng đừng vì tên gọi mà bỏ qua loại thực phẩm bổ dưỡng và có lợi cho não bộ này.

+ Các loại hạt (như hạt điều, hạt đậu phộng, hạt dẻ,…) và đậu (như đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh,…): Các loại thực phẩm này có chứa cả chất béo không bão hòa, vitamin E và kẽm giúp cải thiện sức khỏe tinh thần.

+ Trứng: Là thực phẩm rất phổ biến và chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho não bộ như vitamin B12, cholin và selen. Đừng vì sợ ăn “trứng ngỗng” mà bỏ qua loại thực phẩm tốt cho não bộ này.

+ Cá: Các loại cá béo như cá hồi, các basa, cá thu, cá mòi,… giàu chất béo không bão hòa như omega-3 và omega-6, là những chất tốt cho não bộ. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra thường xuyên ăn cá sẽ giúp cải thiện trí nhớ và sức khỏe của não bộ. Dù vậy, cần lưu ý hạn chế ăn cá biển ở tầng nước sâu vì có thể có thủy ngân hoặc chất ô nhiễm.

Các loại chất kích thích tỉnh táo như trà, cà phê có giúp cơ thể tỉnh táo trong ngày nhưng lạm dụng quá mức (như dùng buổi tối) sẽ làm cơ thể mệt mỏi, không có lợi cho việc học tập.

Theo Giáo dục thời đại

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke