2 loại nước tuyệt đối không được "đụng" vào buổi tối
03:13 08/11/2022
Uống 2 loại nước này còn làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn cả đồ ngọt. Người bị tiểu đường nên làm thêm 2 việc này để đường huyết ổn định.
Nước là nguồn sống của con người, nếu không uống nước mỗi ngày thì các hoạt động sinh lý của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một người trưởng thành cần tiêu thụ khoảng 1000 đến 1500 ml nước mỗi ngày để duy trì sức khỏe tốt.
Tuy nhiên, những năm gần đây có nhiều ý kiến khác nhau về việc uống nước, có người cho rằng không nên uống nước buổi tối, uống nước sau 11 giờ đêm sẽ làm tăng lượng đường trong máu, bệnh nhân có đường huyết cao phải tránh uống nước vào ban đêm.
Điều này có thực sự đúng ?
Trên thực tế, việc uống nhiều nước trước khi đi ngủ có thể dẫn đến việc bạn phải đi vệ sinh nhiều lần và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu không uống nước vào buổi tối, bạn cũng sẽ khó ngủ do bị khô miệng. Vì vậy, không phải là bạn không được uống nước vào buổi tối mà bạn nên hình thành thói quen uống nước lành mạnh: chọn uống đúng lượng nước vào đúng thời điểm.
Đối với những bệnh nhân có lượng đường trong máu cao, việc uống nước buổi tối đúng cách không những tốt cho tình trạng bệnh mà còn giúp làm loãng độ nhớt của máu, rất có ích cho việc hạ đường huyết.
Trên thực tế, người có lượng đường trong máu cao có thể uống một ít nước lọc vào buổi tối. Tuy nhiên, họ tuyệt đối không nên "đụng" vào 2 loại nước sau đây:
1. Rượu
Nhiều người nghĩ rằng uống một lượng rượu nhỏ sẽ không ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, khơi thông các chất cặn bã, giúp duy trì sức khỏe.
Thế nhưng, lầm tưởng tai hại này gây hại sẽ khiến cho cơ thể phải trả giá nếu phạm phải, đặc biệt là người bị tiểu đường. Bởi, sau khi rượu vào cơ thể sẽ làm tăng gánh nặng giải độc cho gan, gây hại cho sức khỏe mạch máu, khiến đường huyết tăng cao. Những người có đường huyết cao không được đụng đến loại đồ uống này vào ban đêm, nếu không sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Nước trái cây
Nước trái cây vừa bổ dưỡng lại thơm ngon là loại đồ uống mà nhiều người ưu thích. Tuy nhiên, hầu hết nước ép trái cây mua trên thị trường có thể gây tích tụ quá nhiều glucose và fructose, không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, loại nước này cũng không nên uống vào buổi tối vì sẽ làm tăng lượng đường trong máu và gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.
Trường hợp bạn tự ép nước trái cây hay rau củ tại nhà thì cũng cần phải lưu ý rằng trái cây rất giàu chất xơ, nhưng một khi được xay thành nước, chất xơ sẽ bị mất đi. Nước ép trái cây hay nước ép rau củ đều được chế biến dạng lỏng, vì vậy thời gian hấp thụ nhanh hơn và phản ứng đường huyết cũng nhanh hơn, không tốt cho tình trạng bệnh.
2 nên để đường huyết ổn định hơn
1. Ăn thêm ngũ cốc
Những người có lượng đường trong máu cao nên chú ý hơn đến chế độ ăn uống. Ăn ít thức ăn có hàm lượng đường cao sẽ có lợi cho việc ổn định đường huyết. Đồng thời, nên thêm nhiều ngũ cốc hơn vào thực đơn vì ngũ cốc nguyên hạt chứa tương đối ít đường và cũng giàu chất dinh dưỡng, chú ý ăn đúng cách có thể giúp duy trì s
2. Khám sức khỏe thường xuyên
Đối với những người có đường huyết cao, bạn cũng nên chú ý đi khám sức khỏe định kỳ. Vì một khi đã bị đường huyết cao thì cần phải dùng thuốc trong thời gian dài để giúp ổn định lượng đường trong máu.
Bênh cạnh đó, việc đi khám thường xuyên giúp bạn nắm rõ được tình trạng bệnh của bản thân và xác định đúng hướng điều trị. Từ đó, giúp bệnh tình được kiểm soát và ngăn ngừa được các nguy cơ biến chứng nguy hiểm của bệnh.