Thursday, 21/11/2024

Việt Nam-Italy có thể cùng hợp tác trong các lĩnh vực có lợi ích chung

15:57 26/04/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Ông Di Stefano tin tưởng dấu hiệu phục hồi kinh tế sẽ được tiếp tục vào năm 2021 và sự kết thúc của đại dịch sẽ mở ra nhiều tiềm năng trong quan hệ kinh tế và thương mại song phương.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng trao bản ký kết thỏa thuận cho Đại sứ Italy tại Việt Nam Antonio Alessandro. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

“Việt Nam, với tư cách là ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, và Italy, với tư cách là Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và đồng Chủ tịch Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu - COP 26, có thể cùng nỗ lực và hợp tác trong các lĩnh vực có lợi ích chung như tự do hóa thương mại, chống biến đổi khí hậu và tôn trọng luật quốc tế."

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Italy Manlio Di Stefano đã đưa ra lời phát biểu trên trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Rome về quan hệ hợp tác song phương nhân sự kiện Quốc hội Việt Nam vừa kiện toàn các chức danh lãnh đạo bộ máy nhà nước, cũng như việc Việt Nam lần thứ hai đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Theo Thứ trưởng Di Stefano, những năm gần đây, Việt Nam đã tiến một bước dài trong lịch sử. Đây là kết quả của tầm nhìn chiến lược của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Việt Nam đã vượt qua những khó khăn của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, lựa chọn con đường hiện đại hóa và hội nhập đa phương với những bước tiến cơ bản như gia nhập Liên hợp quốc, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thiết lập quan hệ với các tổ chức khu vực như Liên minh châu Âu (EU) cũng như quan hệ đối tác chiến lược với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Italy.

Việc mở cửa để đón nhận các khoản đầu tư nước ngoài, trong đó Italy cũng có đóng góp không nhỏ, đã mang lại cho Việt Nam các nguồn lực về đầu tư, lao động và công nghệ cần thiết để xây dựng đất nước.

Italy rất quan tâm tới vai trò quan trọng của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. Italy và Việt Nam đã cùng nhau ủng hộ các nguyên tắc của một trật tự thế giới dựa trên sự tôn trọng các quy tắc và giải quyết hòa bình các tranh chấp. Ngoài ra, Việt Nam và Italy cũng đã chia sẻ mong muốn chung trong việc thúc đẩy chủ nghĩa đa phương hiệu quả và phát triển bền vững thực sự cho tất cả các bên.

Thứ trưởng Di Stefano cho biết Tổng thống Cộng hòa Italy Sergio Mattarella mới đây đã nhấn mạnh trong thông điệp chúc mừng gửi tới tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc rằng “Rome và Hà Nội được gắn kết bởi mối quan hệ hữu nghị và hợp tác, có lịch sử lâu dài và mối quan hệ hữu nghị đó sẽ liên tục được đổi mới, phát triển trong tương lai."

Italy sẽ nắm bắt những cơ hội hợp tác phát triển từ mối Quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Italy, được thiết lập năm 2013, và Quan hệ Đối tác Phát triển Italy-ASEAN được ký năm 2020, năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN.

Trong hai năm qua, Việt Nam đã đảm nhận những trách nhiệm ngày càng cao trên trường quốc tế. Với tư cách là Chủ tịch luân phiên của ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp hiệu quả để tăng cường sự gắn kết và sức mạnh của ASEAN, yếu tố ngày càng có vai trò quyết định trong khu vực. Với tư cách là ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam cũng đã có những đóng góp cụ thể vào hòa bình và an ninh toàn cầu. Italy sẵn sàng sát cánh cùng Việt Nam để đạt được những mục tiêu này.

Ông Di Stefano nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã cho thấy không ai được an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều an toàn, đồng thời các vấn đề chung phải được giải quyết thông qua sự đoàn kết và hợp tác.

Italy cũng đã trực tiếp cảm nhận được điều này thông qua sự hỗ trợ của những người bạn Việt Nam. Đây là những nguyên tắc cơ bản truyền cảm hứng cho Italy trong vai trò là Chủ tịch G20 cũng như thúc đẩy Italy cam kết ủng hộ 116 triệu USD cho chương trình “Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19” (ACT-A) để phân phối công bằng vaccine trên thế giới, bao gồm cả ở Việt Nam.

Việt Nam đã phản ứng rất hiệu quả với đại dịch COVID-19 nhờ những kinh nghiệm ứng phó với dịch SARS năm 2003. Ông Di Stefano cũng gợi nhắc lại việc bác sỹ người Italy Carlo Urbani đã hy sinh mạng sống để ngăn chặn dịch SARS.

Bác sỹ Carlo Urbani là người đầu tiên nhận thấy mức độ nghiêm trọng của loại virus này và đã có đóng góp quan trọng trong việc đề ra các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch SARS.

Sản xuất sợi tại Công ty TNHH Dệt Hà Nam, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

 

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke