Thursday, 21/11/2024

Viên sáng mắt Q10 HP nhập nhèm nguồn gốc, mạo danh bác sỹ Bệnh viện Mắt Trung ương lừa người tiêu dùng

17:22 15/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Sản phẩm mang tên viên sáng mắt Q10 HP đã gắn hình ảnh, thay tên đổi họ bác sỹ của BV Mắt Trung ương để quảng cáo lừa dối người tiêu dùng.

Nhập nhèm về nguồn gốc, chất lượng

Thời buổi công nghệ, mắt thường xuyên phải tiếp xúc nhiều với phương tiện điện tử, hoặc do ô nhiễm môi trường khiến các bệnh về mắt đang ngày càng trở nên phổ biến và gia tăng như: Cận thị, loạn thị, viễn thị, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp... Khi mắc bệnh trên, mắt sẽ trở nên yếu hơn do thị lực thuyên giảm, thậm chí, nặng hơn là mù lòa.

Lợi dụng việc này, không ít sản phẩm dược, thực phẩm chức năng “bẩn” được tung ra thị trường, gán ghép với hình ảnh, uy tín của các bác sỹ, bệnh viện, kèm theo giới thiệu có cánh để lừa dối người tiêu dùng. Điển hình, mới đây, chị Nguyễn Thị Liên (SN 1994, trú tại Thanh Xuân, Hà Nội) đã phản ánh tới toà soạn Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn) về việc sản phẩm viên sáng mắt Q10 HP có dấu hiệu nhập nhèm nguồn gốc.

 Viên sáng mắt Q 10 HP bị tố quảng cáo lừa dối người dùng.

Cụ thể, chị Liên cho biết, chị bị cận kèm loạn 2 mắt nên ảnh hưởng rất nhiều đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Với mong muốn điều trị khỏi bệnh nên chị đã để lại thông tin cá nhân trên trang website https://www.dongyvungtaybac.xyz/viensangmat? Ngay sau đó chị Liên nhận được cuộc gọi từ số máy 0379774362 giới thiệu bên Bác sỹ Nguyễn Văn Tâm gọi điện tư vấn và điều trị mắt cho chị.

Quá trình trao đổi, người này cho biết, bệnh cận thị rất phổ biến, bên “trung tâm” đã điều trị cho rất nhiều bệnh nhân nên chị Liên hoàn toàn yên tâm. Không cần quan tâm đếnh bệnh lý hay tiền sử bệnh của chị Liên, người này khẳng định chỉ cần dùng thuốc kết hợp chế độ ăn uống chị sẽ khỏi bệnh. Tuy nhiên, khi chị Liên yêu cầu cung cấp giấy tờ về sản phẩm thì người này không cung cấp được và biệt vô âm tín.

Theo thông tin phản ánh, PV đã trực tiếp xác minh tại địa chỉ website nêu trên thì phát hiện có nhiều dấu hiệu “lạ”. Đầu tiên, trang web trên chưa được công bố với Bộ Công thương.

Tiếp đến, bài đăng trên trang này còn “giật tít” Bệnh viện Mắt Trung ương chính thức công bố chữa dứt điểm các bệnh về mắt như: Đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, cận thị, viễn thị... điều trị tại nhà, không cần phẫu thuật tốn kém, kèm hình ảnh y, bác sỹ được giới thiệu là các giáo sư của viện.

Hình ảnh y, bác sỹ được cắt ghép đăng tải có dấu hiệu vi phạm pháp luật 

Cũng tại website này đăng tải nhiều thông tin chưa được kiểm chứng như: “Nhóm phóng viên chúng tôi đã đến phòng khám mắt của bác sỹ Nguyễn Văn Tâm - Trưởng khoa mắt, Bệnh viện Mắt Trung ương Hà Nội, người mà chỉ vài ngày trước thôi đã tạo nên một cơn địa chấn không chỉ đối với riêng ngành y học trong nước mà còn nâng tầm trình độ y học của nước ta trên bản đồ toàn thế giới. Lần đầu tiên, y học tìm ra được phương pháp điều trị dứt điểm các vấn đề về mắt mà không cần can thiệp bất kì quá trình phẫu thuật nào, mang lại hy vọng và nguồn sống cho hàng ngàn người bệnh có nguy cơ mù lòa vĩnh viễn”.

Để lại số điện thoại trên trang web nêu trên, PV cũng được một người giới thiệu là Bác sỹ Tâm gọi lại thăm khám. Quá trình trao đổi qua loa chưa đầy 2 phút, “bác sỹ” online đã khẳng định và kê đơn: “Thuốc bên anh có tên là Viên sáng mắt Q10 HP chuyên điều trị các vấn đề thuyên giảm thị lực, cận thị. Thuốc được bào chế hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, không có tác dụng phụ. Khi mình sử dụng sẽ trực tiếp bổ sung dưỡng chất để mắt về mức ổn định. Hướng điều trị có 2 hướng, em sẽ uống 2 hộp trong vòng 1 tháng hoặc điều trị chuyên sâu 4 hộp trong 2 tháng, một hộp có giá 690 nghìn đồng. Sau 2 tháng sẽ kéo dài tuổi thọ cho mắt, thị lực 9/10. Với độ cận 3,5 độ thì chỉ uống 2, 3 tháng thôi sẽ dứt điểm”.

 Sau khi để lại thông tin, PV được một người gọi điện tư vấn chẩn bệnh, kê đơn

Nhận thấy sự bất thường, PV yêu cầu cung cấp thêm thông tin về sản phẩm để truy xuất nguồn gốc thì được người này cho biết, “thuốc bên anh đăng tải đầy trên mạng, em lên đó mà tham khảo”.

Mạo danh bệnh viện, thay tên bác sĩ

Không đồng tình với cách giải thích thiếu căn cứ, PV đã tới Bệnh viện Mắt Trung ương (số 85, phố Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) để tìm hiểu sự việc thì được cán bộ bệnh viện khẳng định: “Bệnh viện không nghiên cứu ra sản phẩm Viên sáng mắt Q10 HP. Hơn nữa, viện không có bác sỹ nào tên Nguyễn Văn Tâm, hình ảnh đăng tải không phải của viện, chỉ là cắt ghép”.

Theo điều tra của phóng viên, hình ảnh giới thiệu Bác sỹ Nguyễn Văn Tâm được đăng tải tên website để quảng cáo cho sản phẩm viên sáng mắt Q10 HP thực chất là Bác sỹ Phạm Văn Tần – nguyên cán bộ Bệnh viện Mắt Trung ương.

Như vậy có thể thấy, toàn bộ hình ảnh được đăng tải chỉ là chiêu trò cắt ghép, gán uy tín của bệnh viện, bác sỹ để tạo niềm tin “bẫy” người tiêu dùng.

Trao đổi với báo chí, ông Lê Quang Thọ - Phòng quản lý Y - Dược, Sở Y tế Hà Nội cho biết: "Đối với những cơ sở bán lẻ thuốc đông y, bán dược liệu, thuốc đông y từ dược liệu phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc do Sở Y tế cấp phép. Người có bài thuốc gia truyền phải đăng ký hành nghề và chỉ được đăng ký một trong hai hình thức hành nghề là: Khám chữa bệnh bằng bài thuốc gia truyền; Sản xuất kinh doanh bằng bài thuốc gia truyền".

Do đó, chuyên gia y tế khuyến cáo nếu muốn khám chữa bệnh bằng thuốc đông y cần đến cơ sở uy tín để bốc thuốc, bắt mạch. Không nên tự ý sử dụng thuốc đông y để chữa bệnh, đặc biệt là những loại thuốc không rõ thành phần, nguồn gốc trên mạng, nguy cơ nhiễm bệnh lại càng cao hơn.

Theo VietQ

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke