Sunday, 28/04/2024

Vắc xin ung thư da có thể ra mắt trong vài tháng tới

15:29 16/10/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Vắc xin ung thư da được tiêm cho những người đã phẫu thuật, điều chỉnh phù hợp với từng bệnh nhân. Điều này đồng nghĩa vắc xin có thể rất đắt.

Hai hãng dược phẩm lớn Merck và Moderna đã hợp tác để phát triển vắc xin ung thư dựa trên công nghệ được sử dụng để sáng chế vắc xin Covid-19. 

Theo Daily Mail, loại vắc xin mới được điều chế dành cho những người bị ung thư tế bào hắc tố có nguy cơ cao. Đây là đợt thứ hai trong số ba cuộc thử nghiệm và dự kiến sẽ có nhận định về hiệu quả trong vòng vài tháng.

 

Ảnh minh họa: FDA

 

Dựa trên công nghệ mRNA, vắc xin sử dụng các đoạn mã di truyền từ khối u của bệnh nhân để dạy cơ thể chống lại ung thư.

Vắc xin được tiêm cho những người bệnh đã phẫu thuật để ngăn khối u quay trở lại và được điều chỉnh cho phù hợp với từng bệnh nhân, không có các mũi tiêm giống nhau.

Điều này đồng nghĩa vắc xin có thể rất đắt. Các loại vắc xin ung thư tương tự đang được thử nghiệm có giá khoảng 100.000 USD với mỗi mũi tiêm riêng lẻ.

Hai hãng dược sẽ chia sẻ chi phí sản xuất, thương mại và lợi nhuận nếu vắc xin được đưa ra thị trường. 

Công nghệ mRNA đang dẫn đầu các phương pháp chữa trị ung thư tiềm năng sau khi giải pháp này phát triển nhanh chóng trong đại dịch, cho ra đời 2 loại vắc xin Covid-19 thành công nhất - do Pfizer và Moderna sản xuất.

Trong nghiên cứu giai đoạn hai, 157 bệnh nhân được tiêm vắc xin cá nhân hóa cùng với thuốc điều trị miễn dịch. 

Họ được so sánh với một nhóm đối chứng, những người cũng có khối u ác tính nguy cơ cao nhưng chỉ tiêm thuốc điều trị miễn dịch. Thử nghiệm đã diễn ra trong một năm qua.

Nếu chứng tỏ được hiệu quả, vắc xin sẽ được thử nghiệm trong một nhóm lớn hơn nhiều với hàng nghìn bệnh nhân.

Vắc xin sử dụng DNA lấy từ khối u của mỗi bệnh nhân. Đoạn mã di truyền này sau đó được chèn vào RNA thông tin - phân tử mang các chỉ dẫn của tế bào để tạo ra protein.

Khi vào bên trong cơ thể, mRNA chuyển đoạn mã này đến các tế bào của con người, dạy chúng nhận ra và tấn công các tế bào ung thư (nếu quay trở lại). Mục tiêu là cơ thể có thể tiêu diệt tế bào ung thư trước khi sinh sôi và hình thành các khối u.

Vắc xin này đang được tiêm 3 tuần một đợt, mỗi đợt 9 liều, cùng với một đợt thuốc điều trị miễn dịch, 3 tuần một lần.

Tiến sĩ Stephen Hoge, Chủ tịch của Moderna, cho biết ông vui mừng về tương lai và tác động tiềm năng của mRNA như một mô hình điều trị mới trong việc kiểm soát ung thư. 

Với việc thị trường vắc xin Covid-19 dự kiến sẽ giảm trong tương lai gần, Moderna đã chuyển sự đầu tư sang các loại vắc xin khác. 

Theo báo Vietnamnet

https://vietnamnet.vn/vac-xin-ung-thu-da-co-the-san-sang-trong-vai-thang-toi-2070329.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke