Sunday, 24/11/2024

Quả nhót không chỉ là gia vị nấu canh mà còn giúp trị nhiều bệnh hay gặp phải

11:13 04/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Hầu hết mọi người chỉ nghĩ quả nhót là món ăn vặt với vị chua chua, ngọt ngọt chấm với muối ớt. Thế nhưng, loại quả chỉ cần nhắc đến cũng khiến nhiều người ứa nước miếng này còn là gia vị nấu canh và còn giúp trị nhiều bệnh hay gặp phải dưới đây.

Hiện nay đang là mùa nhót. Hầu hết mọi người chỉ nghĩ quả nhót là món ăn vặt với vị chua chua, ngọt ngọt chấm với muối ớt. Thế nhưng, loại quả chỉ cần nhắc đến cũng khiến nhiều người ứa nước miếng này còn là gia vị nấu canh và là vị thuốc quý từ hoa quả giúp trị nhiều bệnh.

Trao đổi với PV Báo Gia đình và Xã hội, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, cây nhót được trồng phổ biến ở nước ta không chỉ lấy quả ăn mà các bộ phận của cây như quả, rễ, lá… đều được dùng như một vị thuốc trong Đông y. Mọi người có thể dùng tươi hoặc phơi khô.

Với tính vị chua, chát, tính bình. Nhót chủ trị ỉa chảy, tả lỵ mạn tính; hen suyễn, khạc nhổ ra máu; thổ huyết và đau họng, khó nuốt. Liều dùng: quả 5-7 quả/ngày; lá khô là 30g/ngày; rễ nhót là 40g/ngày.

 

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng chia sẻ thêm một số món ăn, thức uống, bài thuốc được sử dụng từ nhót như:

* 1. Nấu canh giấm ăn: Dùng quả nhót tùy theo liều lượng dùng của gia đình để nấu

* Chữa ỉa chảy: Dùng quả nhót xanh 10 quả, rễ nhót 40g, rễ mơ lông 20g… sắc uống 1 thang mỗi ngày chia làm 3 lần.

* Chữa kiết lỵ mạn tính: Quả nhót chín 7 quả; lá khổ sâm 10 g, lá mơ lông 25g sắc uống1 thang /ngày, chia 03 lần. Lưu ý uống liên tục trong vòng một tuần đến 10 ngày.

* Chữa ho: Quả nhót xanh 10 quả, quả quất 10 quả, trần bì 10 sắc uống 1 thang/ ngày chia làm 3 lần.

* Chữa ho, hen, khó thở: Quả nhót 6 – 12g sắc uống hoặc tán bột pha nước uống trong ngày.

* Chữa hen suyễn, khạc nhổ ra máu: Lá nhót khô 30g, lá bồng bồng 5 lá sắc uống.

* Chữa thổ huyết và đau họng, khó nuốt: Rễ cây nhót 30 g sắc uống

* Chữa hen phế quản: Quả nhót 10, tỳ bà diệp 06, cúc bách nhật 06. Sắc với 400ml nước, đun còn khoảng 200ml nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày. Uống thuốc liên tục 5- 7 ngày.

Mặc dù quả nhót có nhiều tác dụng nhưng chuyên gia lưu ý mọi người khi ăn cần chú ý do nhót có vị chua, chát. Mọi người cần tránh ăn quả khi đang đói bụng vì dễ gây kích ứng dạ dày. Thời điểm ăn hợp lý là nên ăn sau bữa cơm khoảng 30 phút. Khi mắc bệnh mà cơ thể phát lạnh, mọi người cũng không nên ăn nhiều trái cây có vị chua chát như xoài, nhót…

Theo Gia đình và xã hội

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke