Tuesday, 19/03/2024

Ngộ độc do ăn cá nóc

19:37 27/12/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Sau khi ăn gan cá nóc, người phụ nữ 53 tuổi bị tê nóng lưỡi, môi, tê tay chân, tím tái, suy hô hấp.

Ảnh minh họa

Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy cấp cứu trong tình trạng nhịp tim chậm, hôm 25/12. Người nhà cho biết bà ăn hai miếng gan cá nóc, một giờ sau xuất hiện những triệu chứng trên. Trước đây, bà từng chế biến và ăn thịt cá nóc nhưng không xảy ra vấn đề lạ.

Bác sĩ Trần Công Cẩn, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Bãi Cháy, chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc chất tetrodotoxin trong cá nóc. Chất này độc tính mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh. "Chỉ trong vòng vài phút sau khi ăn, bệnh nhân sẽ bị rối loạn cảm giác như tê môi, lưỡi, tay, chân, mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, cảm giác như nghẹt thắt lồng ngực, vã mồ hôi... nặng hơn là liệt toàn thân, người mềm ra, chân tay mất khả năng vận động, thậm chí tử vong", bác sĩ Cẩn nói.

Để thải độc tố nhanh chóng, các bác sĩ đặt ống nội khí quản cho bệnh nhân, rửa dạ dày, sử dụng than hoạt tính, hồi sức tích cực theo phác đồ chống ngộ độc tetrodotoxin. Sau 24 giờ điều trị tích cực, bệnh nhân qua cơn nguy kịch, được rút ống nội khí quản.

Bác sĩ cho biết thịt cá nóc không có độc tố nhưng khi đánh bắt, chế biến hoặc cá ươn, bị dập nát, độc tố từ gan ngấm vào thịt sẽ gây độc. Ngoài ra, độc tố cá nóc có tính bền vững cao. Đun sôi ở 100 độ C trong 6 giờ độc tố mới giảm một nửa, đun sôi ở 200 độ C trong 10 phút độc tố bị phá hủy hoàn toàn. Phơi khô, chế biến thông thường, độc tố chưa bị phá hủy nên vẫn gây ngộ độc khi ăn.

"Chỉ cần ăn khoảng 10 g thịt cá nóc có độc tố là bị ngộ độc, nặng sẽ gây liệt toàn thân, da tím tái, trụy tim, tỷ lệ tử vong lên đến 60% nếu cấp cứu chậm", bác sĩ nói.

Bác sĩ khuyến cáo người dân không ăn cá nóc khô, tươi; không chế biến, không bán, không sử dụng các sản phẩm từ cá nóc như chả, bột cá nóc. Nên bỏ cá nóc ngay từ khi kéo lưới, đánh bắt, không sử dụng làm thực phẩm. Người bị ngộ độc do ăn cá nóc có triệu chứng nôn mửa, tê môi, miệng, chân, tay, lơ mơ, trạng thái thần kinh li bì, mệt mỏi toàn thân... cần được nhanh chóng đưa vào bệnh viện để cấp cứu, điều trị kịp thời.

Theo Vnexpress

https://vnexpress.net/ngo-doc-do-an-ca-noc-4553100.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke