Thursday, 21/11/2024

Mạnh tay với quảng cáo thực phẩm chức năng trá hình

15:47 06/09/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Trong lúc tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, thì một số đối tượng đã lợi dụng để bán thực phẩm chức năng núp dưới bóng hỗ trợ điều trị Covid-19, hoặc chia sẻ những thông tin không chính xác… khiến người tiêu dùng càng thêm hoang mang.

Lừa dối người tiêu dùng

Không phải đến bây giờ, khi tâm lý của người dân về việc tìm kiếm các sản phẩm có tác dụng phòng, chống Covid-19 thì mạng xã hội và phương tiện thông tin đại chúng mới đăng tải, thổi phồng công dụng của một số sản phẩm thực phẩm chức năng không có căn cứ khoa học. Tình trạng lộn xộn của thị trường sản phẩm này đã diễn ra từ lâu, bị dư luận kịch liệt phản đối, nhưng không hiểu vì sao tình trạng vẫn tiếp diễn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến người tiêu dùng, khi họ vừa mất tiền vừa không được bảo vệ được sức khỏe mà còn cả nhà sản xuất chân chính.

Đáng lo ngại, không chỉ trên mạng xã hội nở rộ quảng cáo không đúng bản chất loại sản phẩm này mà nhiều tổ chức, cá nhân còn lấy danh nghĩa tặng quà từ thiện để quảng bá trá hình; một số dược sĩ, bác sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng cũng tiếp tay cho sản phẩm này bằng cách nói quá công dụng...

Đặc biệt những ngày gần đây, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thì một số đối tượng đã sử dụng mạng xã hội và phương tiện thông tin đại chúng chia sẻ những thông tin không chính xác, gây hoang mang cho người tiêu dùng. Có thể kể đến thông tin thiếu căn cứ khoa học dùng địa long (giun đất) để điều trị Covid-19, đã thu hút rất đông sự quan tâm của cộng đồng. 

Rất nhiều sản phẩm thổi phồng công dụng của một số sản phẩm thực phẩm chức năng không có căn cứ khoa học. (Ảnh: PV) 

Trước đó, trên mạng xã hội cũng xuất hiện từ khoá “hot” là thuốc Xuyên Tâm Liên và các chế phẩm từ Xuyên Tâm Liên điều trị bệnh Covid-19; thậm chí Hoạt huyết Nhất Nhất cũng được nằm trong danh mục thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 của Bộ Y tế, và ngay sau đó chính Bộ Y tế lại có công văn thu hồi văn bản có danh mục thuốc này…

Theo bà Trần Việt Nga - Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), để ngăn sai phạm trong quảng cáo thực phẩm chức năng, Cục An toàn thực phẩm đã thực hiện rất nghiêm khâu cấp phép quảng cáo cho cơ sở sản xuất, kinh doanh và hậu kiểm trên diện rộng. Tuy nhiên, qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện nhiều sản phẩm được quảng cáo trên các website, mạng xã hội vi phạm pháp luật, song khi cơ quan chức năng làm việc với cơ sở sản xuất và phân phối, thì các cơ sở đều chối trách nhiệm. 

Ngăn chặn triệt để hành vi lừa đảo

Lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định, đến thời điểm hiện nay, Bộ chưa cấp phép lưu hành cho bất kỳ sản phẩm có thành phần địa long nào có tác dụng hỗ trợ, điều trị Covid-19, cũng chưa nhận được bất kỳ báo cáo khoa học nào chứng minh hiệu quả hỗ trợ điều trị Covid-19 của địa long. Bên cạnh đó, cũng không có bất kỳ loại thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào chữa được Covid-19 hay kháng virus; không có bất kỳ thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào được phép ghi công dụng “điều trị bệnh”. Vì vậy, khi người bệnh có triệu chứng sốt, ho, khó thở cần liên hệ ngay với cơ quan y tế để được hướng dẫn khám, điều trị kịp thời.

Để xử lý sai phạm liên quan tới quảng cáo thực phẩm chức năng, Bộ Y tế đã thành lập tổ phản ứng nhanh giữa Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch, Bộ Công Thương và các sàn giao dịch điện tử để xử lý những quảng cáo không đúng sự thật. Quảng cáo sai phạm thuộc lĩnh vực của cơ quan nào, thì cơ quan đó xử lý. Mới đây, Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch cũng đã trình Chính phủ nghị định hướng dẫn Luật Quảng cáo mới với nhiều quy định chặt chẽ hơn.

Về chất lượng của sản phẩm, để đảm bảo hàm lượng chất dinh dưỡng của thực phẩm chức năng, Bộ Y tế đang lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Thông tư mới quy định về quản lý thực phẩm chức năng, bao gồm quy định mới về việc công bố hàm lượng chất dinh dưỡng. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố có trách nhiệm thành lập Hội đồng khoa học gồm các chuyên gia thuộc lĩnh vực phù hợp để tham gia thẩm định báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng sản phẩm và các bằng chứng khoa học được công bố. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học được thực hiện theo quy định của pháp luật. Kết luận của Hội đồng là căn cứ để cơ quan quản lý xem xét quyết định.

Nhằm bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn, nhiều ý kiến cho rằng: Cần siết chặt quản lý loại sản phẩm này từ khâu thẩm định cấp phép đến thanh tra, kiểm tra trên thị trường. Đặc biệt, tăng chế tài xử phạt những hành vi vi phạm trong lĩnh vực này, bởi trên thực tế, lợi nhuận mà đơn vị vi phạm thu được từ tiêu thụ sản phẩm này lớn hơn nhiều mức phạt hiện nay.

Theo Doanh nghiệp hội nhập

https://doanhnghiephoinhap.vn/manh-tay-voi-quang-cao-thuc-pham-chuc-nang-tra-hinh.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke