Sunday, 28/04/2024

Lời giải nào cho môi trường không khói thuốc?

15:57 26/04/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Việc lựa chọn được loại hình sản phẩm có khả năng giảm thiểu mức độ phơi nhiễm của cơ thể người với các chất hóa học gây hại hoặc tiềm năng gây hại từ khói thuốc sẽ đặt kỳ vọng mang đến bầu không khí trong lành cho cộng đồng và cứu sống hàng triệu người. Đó là nguyện vọng của mỗi người dân và mỗi chính phủ vì một mục tiêu “giảm thiểu tác hại khói thuốc lá”.

Môi trường không khói thuốc cho mỗi người dân

Đầu năm 2021, Tổng thống Uruguay cùng tất cả các bộ trưởng (bao gồm Bộ Y tế Cộng đồng) đã ký đồng thuận thu hồi lệnh cấm đối với các sản phẩm thuốc lá làm nóng trước đó. Không chỉ có Uruguay, đến nay đã có hơn 60 quốc gia chấp nhận các giải pháp giảm thiểu tác hại do thuốc lá điếu gây ra. Sự chấp nhận cởi mở này được dựa trên các cơ sở khoa học xác thực.

Uruguay đã bỏ lệnh cấm đối với thuốc lá nung nóng

Theo đó, đến nay, khoa học đã chứng minh, không phải nicotin mà khói thuốc lá là nguyên nhân gây ra các bệnh liên quan đến hút thuốc trong đó có ung thư phổi, tim mạch và các bệnh lý hô hấp, điển hình là COPD. Việc đốt cháy lá thuốc đã tạo ra hơn 6.000 chất hóa học mà người hút thuốc và cả những người xung quanh hít vào mỗi ngày. Đây là lý do để cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép một sản phẩm thuốc lá làm nóng có chứa nguyên liệu thuốc lá khô được kinh doanh với chỉ định MRPT – Điều chỉnh nguy cơ, giảm thiểu phơi nhiễm với các chất độc hại lên cơ thể so với khói của thuốc lá điếu, vì sản phẩm này chứng minh đã loại bỏ được quá trình đốt cháy.

Thông tin này đã được đại diện FDA, TS. Priscilla Callahan-Lyon công bố rộng rãi trên trang thông tin chính thức của FDA. Theo đó TS. Callahan-Lyon cho biết, để được cấp phép kinh doanh, một sản phẩm thuốc lá phải được kiểm chứng là phù hợp với mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng trên cơ sở đánh giá giữa nguy cơ và lợi ích đối với cả người sử dụng và người không sử dụng sản phẩm đó. Bà cũng khẳng định, sản phẩm được cho phép và thẩm định từ FDA phải đạt được yêu cầu là không gây hại hơn thuốc lá điếu đốt cháy.

Còn trong báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Châu Âu về hàm lượng các chất độc hại có trong khí hơi aerosol của thuốc lá làm nóng cũng nêu rõ, mặc dù các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới không an toàn (thực tế không có sản phẩm thuốc lá nào là an toàn tuyệt đối), nhưng đánh giá tổng quan hệ thống từ các nghiên cứu được bình duyệt bởi giới y khoa đầu ngành đã công bố cho thấy rằng, hàm lượng các chất độc hại được phân tích trong khí hơi của thuốc lá làm nóng thấp hơn ít nhất 62%, đồng thời các hạt chất rắn (PM) cũng thấp hơn 75% so với khói của thuốc lá điếu đốt cháy.

Các nghiên cứu từ ngành công nghiệp thuốc lá cũng như rất nhiều nghiên cứu độc lập, bao gồm từ một số tổ chức chính phủ của Đức, Hà Lan, Anh Quốc… khẳng định, hàm lượng các chất độc hại trong khí sản sinh từ thuốc lá làm nóng thấp hơn so với khói của thuốc lá điếu đốt cháy.

Các yếu tố giảm thiểu tác hại được công nhận

Trên bình diện quốc tế, các tổ chức tiêu chuẩn hóa như Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), Trung tâm hợp tác nghiên cứu khoa học về thuốc lá (CORESTA), Ủy ban tiêu chuẩn Châu Âu (CEN) cũng đã ban hành các tiêu chuẩn đối với thuốc lá thế hệ mới, bao gồm tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn phương pháp kiểm nghiệm.

Về các chất cần kiểm soát trong thuốc lá, một nghiên cứu đăng trên tạp chí của Trường Đại học Sức khỏe và Nghề nghiệp Nhật Bản cho thấy hàm lượng các chất trong sol khí thuốc lá làm nóng so với trong khói thuốc lá điếu (mg/điếu) như sau: hàm lượng tar (nhựa thuốc lá): 9,8 so với 25,2; hàm lượng nicotin: 1,1 so với 1,7; hàm lượng cacbon monoxid (CO): 0,44 so với 33,0 (thuốc lá điếu gấp 75 lần); Riêng hàm lượng nước trong sol khí thuốc lá làm nóng gấp hơn 3 lần trong khói thuốc lá điếu (33,1 so với 10,1), chứng tỏ sol khí thuốc lá làm nóng chứa chủ yếu là nước, không phải là khói. Điều này cho thấy thuốc lá làm nóng là một trong những sản phẩm thuốc lá giảm thiểu các chất độc hại hơn so với thuốc lá điếu.

Đến nay, các nước sở hữu nền khoa học tiến bộ như Anh, Nhật, Mỹ đã chính thức công nhận sự khác biệt của thuốc lá làm nóng so với thuốc lá điếu đốt cháy. Các nghiên cứu khoa học chuyên sâu được tiếp tục tiến hành để bổ sung thêm bằng chứng khoa học về độc tính của tất cả các chất hóa học có trong khí hơi của thuốc lá làm nóng. Đồng thời, các nước đưa thuốc lá làm nóng vào quản lý và xem đó như là công cụ kiểm soát tác hại của thuốc lá điếu. Điều này được lý giải dựa trên những sở cứ khoa học và cho thấy, danh sách các chất có hại và có tiềm năng gây hại sản sinh từ sản phẩm thuốc lá làm nóng được đánh giá là đang tuân theo danh sách từ các tổ chức uy tín trên thế giới, bao gồm: danh sách các chất gây ung thư từ Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC - International Agency for Research on Cancer) trực thuộc WHO (17 chất); danh sách các chất gây ung thư (94 chất) cũng như các chất độc hại trên hô hấp, tim mạch, sinh sản và phát triển (tương ứng 12, 45 và 11 chất) từ Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ - FDA.

Trước các cơ sở khoa học, nhiều chuyên gia cho rằng đã đến lúc các quốc gia cần tìm ra những biện pháp nhằm giảm nhẹ nguy hại cho người sử dụng thuốc lá. Một khi điều này thành hiện thực thì việc mang lại một cuộc sống khỏe mạnh hơn cho người dân sẽ không trở nên xa vời.

Theo Báo Công Thương

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke