Thursday, 21/11/2024

Hà Nội: Xử lý gần 2.000 cơ sở vi phạm trong tháng hành động an toàn thực phẩm

17:19 16/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Từ ngày 15/4/2021 đến 15/5/2021, TP. Hà Nội thành lập 699 đoàn thanh tra, kiểm tra 10.477 cơ sở, trong đó có 8.541 cơ sở đạt, chiếm tỷ lệ 81,5%. Tổng số có 1.936 cơ sở vi phạm.

Số liệu trên được đưa ra trong Báo cáo số 01/BC-BCĐATTP về kết quả triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2021 của Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm TP. Hà Nội.

Trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, từ ngày 15/4/2021 đến 15/5/2021, cùng với công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân, các cơ quan chức năng thành phố đã tập trung cao độ cho công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm. Toàn thành phố thành lập 699 đoàn thanh tra, kiểm tra 10.477 cơ sở, trong đó có 8.541 cơ sở đạt, chiếm tỷ lệ 81,5%.

Hà Nội xử lý gần 2.000 cơ sở vi phạm trong tháng hành động an toàn thực phẩm (Ảnh minh họa)

Tổng số có 1.936 cơ sở vi phạm, cơ quan chức năng đã xử lý vi phạm hành chính 536 cơ sở với số tiền phạt hơn 3,2 tỷ đồng. Ngoài ra, có 54 cơ sở bị tịch thu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 214 cơ sở bị hủy sản phẩm với 79 loại sản phẩm bị hủy; 189 cơ sở bị đình chỉ, nhắc nhở 943 cơ sở tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm...

Các sở, ngành liên quan của thành phố cũng đã lấy 276 mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm, trong đó có 264/276 mẫu (chiếm 96,6%) bảo đảm an toàn đối với các chỉ tiêu phân tích, 12/276 mẫu (chiếm 4,3%) phát hiện chỉ tiêu gây mất an toàn thực phẩm; đồng thời xét nghiệm nhanh 21.266/22.907 mẫu đạt, chiếm tỷ lệ 92,8%.

Trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, trên địa bàn Hà Nội không có vụ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra.

Để tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm Thành phố yêu cầu các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, ngăn chặn tình trạng nhập lậu, vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục vào nội địa; nhập lậu hoặc tạm nhập nhưng không tái xuất sản phẩm động vật không bảo đảm an toàn để đưa vào tiêu thụ trên thị trường Hà Nội.

Các địa phương trên địa bàn Thủ đô cần tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm, xây dựng các điểm giết mổ tập trung; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, kinh doanh, giết mổ gia cầm sống trong nội thành để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Theo Thương hiệu & sản phẩm

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke