Friday, 22/11/2024

Giận gia đình, cô gái trẻ Hà Nội 'uống nhầm' nửa chai nước tẩy rửa bồn cầu

11:18 23/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Theo thông tin từ Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, hiện Trung tâm đang điều trị cho một bệnh nhân bị ngộ độc chất ăn mòn do “uống nhầm” ½ chai nước tẩy rửa bồn cầu Okay của Thái Lan.

Ảnh minh họa: Internet

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, đây là 01 bệnh nhân nữ, 22 tuổi, ở Phúc Thọ, Hà Nội. Ngày 10/6, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm trong tình trạng nôn nhiều, mất nước, nhiễm toan chuyển hóa. Theo lời kể của người nhà, do mâu thuẫn gia đình, vào khoảng lúc 18h ngày 10/6, bệnh nhân đã uống ½ chai nước tẩy rửa bồn cầu Okay của Thái Lan. Sau uống, bệnh nhân nôn nhiều, nôn ra dịch nâu đen lẫn dịch tiêu hóa, đau bụng vùng thượng vị và được gia đình đưa tới Trung tâm y tế huyện Đan Phượng, xử trí truyền dịch, sau đó chuyển tới Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Kết quả nội soi toàn bộ đường tiêu hóa của bệnh nhân cho thấy niêm mạc thực quản bị phù nề xung huyết, có loét nông kèm theo giả mạc trắng, long tróc biểu mô thực quản. Dạ dày bệnh nhân có nhiều dịch đen bẩn. Toàn bộ niêm mạc dạ dày viêm loét phù nề xung huyết mạnh. Niêm mạc hành tá tràng và tá tràng cũng viêm loét phù nề, xung huyết mạnh. Hiện bệnh nhân đang được theo dõi sát sao, duy trì dinh dưỡng, kháng sinh… Cũng theo BS. Nguyên, sau 2 tuần nữa, bệnh nhân sẽ được nội soi lại toàn bộ đường tiêu hóa để có hướng điều trị tiếp theo.

Hình ảnh nội soi đường tiêu hóa của bệnh nhân bị viêm loét phù nề, xung huyết mạnh. Ảnh: Mai Thanh

Trên thế giới, 80% số ca ngộ độc hóa chất ăn mòn xảy ra ở trẻ nhỏ; đây thường là những vụ tai nạn với một lượng nhỏ và thường lành tính. Ở người lớn, ngộ độc hóa chất ăn mòn thường do tự tử với số lượng lớn và đe doạ đến tính mạng. nguồn hóa chất ăn mòn bao gồm chất rắn và lỏng và chất tẩy rửa nhà vệ sinh.

Bệnh nhân ngộ độc hóa chất ăn mòn thường bị bỏng, xuất huyết, thủng dạ dày, về lâu dài rất dễ bị hẹp thực quản, co rút, dày dính các bộ phận của đường tiêu hóa. Đã có một vài ca do bỏng hóa chất gây hoại tử dạ dày, đại tràng và đã tử vong. Việc chữa trị cũng kéo dài và khó khăn, tỷ lệ tử vong cao. Tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận ít nhất 3 bệnh nhân tử vong do ngộ độc chất ăn mòn.

Theo Tiền phong

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke