Thursday, 21/11/2024

Cảnh báo loạt sản phẩm giả mạo thuốc ‘đông y gia truyền’ điều trị bệnh xương khớp

11:22 18/05/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Một loạt sản phẩm gắn mác thuốc đông y có khả năng điều trị bệnh xương khớp lừa dối người tiêu dùng đã được PV Chất lượng Việt Nam phát hiện và cảnh báo người dân nên cẩn trọng phòng tránh.

Chuỗi sản phẩm giả mạo

Nhiều người thường có suy nghĩ thuốc Đông y lành tính, có thể sử dụng thoải mái mà không lo tác dụng phụ như thuốc tân dược. Vì thế, người tiêu dùng thường chủ quan đặt mua các sản phẩm được quảng cáo có nguồn gốc đông y về sử dụng mà không cần thăm khám, bắt mạch, hoặc chú ý đến nguồn gốc, chất lượng sản phẩm.

Lợi dụng tâm lý này, nhiều sản phẩm gắn mác đông y gia truyền “mọc ra như nấm” và phát triển rầm rộ trên thị trường với đủ hình thức, nguồn gốc. Trong thời gian dài tìm hiểu, thu thập thông tin, PV Chất lượng Việt Nam đã sâu chuỗi, liên kết một loạt bộ sản phẩm gắn mác thuốc đông y điều trị xương khớp với những tên gọi mỹ miều từ cổ điển đến hiện đại như: Suka Nano Khớp cao cấp, Khớp Plus, Khớp Nam Dược, Xương Khớp TW... được đăng bán với những lời giới thiệu có cánh, khẳng định điều trị dứt điểm các bệnh xương khớp.

 Một loại thuốc đông y điều trị xương khớp giả mạo

Thậm chí, để quảng cáo bắt mắt, tạo dấu ấn với khách hàng những người kinh doanh các sản phẩm xương khớp này dùng chung “công thức” như mạo danh hình ảnh nhiều bác sĩ, clip của những nhà thuốc đông y danh tiếng rồi cắt, ghép với logo, nhãn hiệu để đem đi quảng cáo.

Hay để tạo dựng uy tín, nhiều cá nhân, tổ chức sử dụng hình ảnh các ngôi sao hạng A như: P.O, T.H, Q.Kool... giới thiệu quảng cáo, thậm chí gắn lô-gô các kênh truyền hình chính thống, giả danh báo chí đưa tin khiến cho không ít người tin rồi “sập bẫy”, đặt niềm tin sai chỗ sử dụng mà không cần biết đến nguồn gốc, xuất xứ của những loại thuốc này. Đến khi “tiền mất, tật vẫn mang” mới tá hỏa nhận ra mình bị lừa.

"Bổn cũ soạn lại"!

Để có cái nhìn khái quát hơn về sản phẩm gắn mác đông y điều trị bệnh xương khớp, PV Chất lượng Việt Nam đã khảo sát thị trường và ghi nhận nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang bán tràn lan, lừa dối người tiêu dùng về chất lượng.

Theo lời chị Trần Anh (Hà Đông, Hà Nội), vì tin vào những lời quảng cáo trên mạng chị đã để lại thông tin với mong muốn khắc phục bệnh đau xương khớp do di chứng của những tháng ngày lao động nặng nhọc. Chị được một người đàn ông giới thiệu là giám đốc trung tâm đông y gia truyền gọi điện tư vấn bắt bệnh và gửi 2 hộp thuốc Suka Nano Khớp cao cấp, khẳng định sau 1 liệu trình sẽ khỏi khớp mãi mãi. Trong thời gian chị Anh sử dụng vị “giám đốc” online sẽ gọi điện thăm khám thường xuyên.

“Nghĩ số tiền không quá lớn, nếu uống khỏi sẽ giới thiệu cho nhiều người, nên tôi không ngần ngại đặt thuốc. Vài ngày sau nhận thuốc, kiểm tra không thấy có mùi gì, cắn ra có vị ngọt, bên trong là chất đậu bạc. Ngay sau đó tôi gọi điện lại số máy đã tư vấn trước đó thì ông giám đốc vẫn khẳng định “vị thuốc” gia truyền nên nó khác lạ, hơn nữa, đã được bào chế theo công nghệ hiện đại để dễ uống cho mọi đối tượng và công hiệu tốt hơn.

Tuy nhiên, sau khi hết 1 liệu trình, chị Anh không cảm nhận thay đổi nào với căn bệnh đã đeo đẳng mình nhiều năm, gọi điện lại vị giám đốc kia để thăm khám thì nhận được câu trả lời là “cơ địa không thích hợp. Bị bệnh đã khổ, nhiều người nghèo mà họ còn lừa, không có lương tâm”, chị Anh bức xúc kể lại.

 Những viên thuốc này được giới thiệu có khả năng điều trị tất cả các bệnh xương khớp?

Hay nạn nhân khác là chị Nguyễn Thị Huệ (Thanh Hóa) cho biết: “Tôi bị bệnh thoái hóa khớp gối cũng đã sử dụng một số phương pháp nhưng không khỏi. Xem trên mạng thấy giới thiệu thuốc Khớp Nam Dược điều trị dứt điểm bệnh khớp. Theo quảng cáo, tôi đã gọi điện để đặt thuốc, nhưng sau khi nhận thuốc và đọc thông tin, tôi thấy có nhiều bất thường nên gọi điện lại để hỏi thì sau một hồi tư vấn lòng vòng không rõ thông tin tôi liền hủy đơn hàng ngay tức khắc”.

Trong quá trình tìm hiểu, PV ghi nhận một số sản phẩm khác tương tự như: Khớp Plus (số 5, đường Phạm Hùng, Hà Nội), Xương Khớp TW đều được giới thiệu thuộc nhà thuốc Đông y gia truyền và quảng cáo điều trị khỏi bệnh xương khớp, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh, đau mỏi vai gáy... Nhưng khi kiểm tra thì trên bao bì các sản phẩm này không ghi thông tin cụ thể như: số công bố, số xác nhận quảng cáo của Bộ Y tế, thậm chí vỏ hộp không có ngày sản xuất và hạn sử dụng, cũng như các khuyến cáo khi dùng... Mặc dù vậy, các sản phẩm nêu trên vẫn chui lủi bán ra trên thị trường khiến nhiều người thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin mắc bẫy.

Cần thăm khám trước khi dùng thuốc đông y

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư, trung bình 1 tháng viện tiếp nhận khoảng 20 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy thận, suy gan vì tự ý sử dụng những loại thuốc không rõ nguồn gốc. Ðiển hình các triệu chứng gặp phải khi sử dụng các loại thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc là: Men gan tăng cao, vàng da, vàng mắt,... có trường hợp bệnh nhân suýt ngừng tim, nguy hiểm đến tính mạng.

Trao đổi vấn đề này, Lương y Lê Lương Đống cho biết, rất nhiều loại bệnh, các bài thuốc gia truyền sẽ mang lại hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc, bệnh nhân phải được thăm khám trực tiếp từ những phòng khám y học cổ truyền được cấp phép chứ không tự ý dùng thuốc trôi nổi trên thị trường. Đặc biệt, khi phát hiện các triệu chứng bệnh, cần đến cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị đúng cách.

 Cơ quan chức năng cần có biện pháp mạnh dẹp loạn những loại thuốc đông y giả mạo.

Thông tin với báo chí, lãnh đạo Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, một trong những nguyên nhân gây ngộ độc khi dùng thuốc đông y là những tồn dư hóa chất dùng để bảo quản, chế biến thuốc hoặc ngộ độc do độc tố tồn tại trong chính bài thuốc, bởi thuốc đông y có tới hàng nghìn vị với nhiều nguồn gốc khác nhau (động vật, khoáng vật, thực vật, côn trùng,…). 

Do đó, khi sử dụng các bài thuốc đông y không rõ nguồn gốc, nếu không biết rõ về các vị thuốc, kết hợp sai vị, sai liều lượng, bệnh nhân có thể bị ngộ độc. Ngoài ra, việc tự ý mua thuốc tại các cơ sở không uy tín, không tìm hiểu rõ, bệnh nhân còn có thể mua phải thuốc bị quá hạn sử dụng, bị trộn các loại biệt dược hoặc đã bị ép kiệt chất. Nếu sử dụng phải các bài thuốc này sẽ rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, có khi còn mất mạng. Những hồi chuông cảnh báo, những biện pháp xử lý từ các cơ quan chức năng dường như vẫn chưa đủ sức răn đe các đối tượng kinh doanh trái pháp luật. VietQ mong rằng cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Y tế cần cần quyết liệt hơn để bảo vệ người tiêu dùng.

Theo VietQ

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke