Tuesday, 03/12/2024

Axit uric cao nên ăn trái cây gì?

16:57 09/01/2023

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Bên cạnh nhóm trái cây có thể ăn được, người bệnh thận cần tránh trái cây chứa thành phần kali, natri… gây tăng lượng axit uric trong máu, làm tiến triển bệnh thận.

Acid uric là hoạt chất được tạo ra trong cơ thể do quá trình thoái hóa các nhân purin (có trong thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, trái cây và rau củ...). Acid uric sau khi được hòa tan trong máu sẽ đến thận. Thận tiếp tục thực hiện quá trình bài tiết qua nước tiểu.

Bác sĩ chuyên khoa II Võ Thị Kim Thanh (Trung tâm Tiết niệu Thận học, BVĐK Tâm Anh TP.HCM) cho hay, bình thường nồng độ axit uric trong máu của người khỏe mạnh là < 7mg/dl (nam) và < 6 mg/dl (nữ). Cơ thể cũng duy trì sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải axit uric. Tuy nhiên, khi hai quá trình này mất cân bằng, nguồn tạo axit uric nhiều hơn nguồn đào thải sẽ gây ra tình trạng tăng axit uric máu.

Nồng độ axit uric gia tăng có thể lắng đọng tại một số bộ phận trong cơ thể và gây bệnh. Nếu axit uric lắng đọng tại khớp và những mô mềm quanh khớp thì có thể gây bệnh gout; lắng đọng ở thận sẽ hình thành sỏi urat ở thận, tổn thương thận, màng lọc thận, suy thận cấp, tiến triển bệnh thận mạn, sỏi niệu quản... Lượng axit uric tăng cao còn làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp).

Người có hàm lượng axit uric cao nên lựa chọn trái cây theo tư vấn của bác sĩ. Ảnh: Freepik

Bác sĩ Thanh chia sẻ, một trong những cách để khắc phục nồng độ axit uric cao trong cơ thể là hạn chế những thức ăn có chứa hàm lượng axit uric cao. Đối với trái cây, cần tránh những loại quả có hàm lượng natri, kali, purin, đường fructose cao bởi chúng có thể kích thích sản xuất axit uric trong máu. Nếu người bệnh không có các bệnh lý cần hạn chế ăn trái cây như suy thận nặng, đái tháo đường... thì vẫn có thể uống hoặc ăn trái cây theo tư vấn của bác sĩ.

Nhóm trái cây nên tránh:

Trái cây nhiều natri: Cơ thể thu nạp nhiều natri sẽ làm tăng huyết áp và đẩy nhanh tiến triển của bệnh thận. Do đó, những thực phẩm chứa nhiều natri như trái cây đóng hộp, ngâm muối... nên loại trừ khỏi thực đơn người bệnh thận.

Trái cây chứa nhiều kali: Ở người bệnh suy thận khả năng đào thải kali qua nước tiểu bị suy giảm, dẫn đến tình trạng tăng kali trong máu. Người bệnh suy thận nên kiêng các loại rau quả nhiều kali như những loại quả khô, sầu riêng, nho, mơ, cam, chuối, bơ, cà chua...

Trái cây chứa purin: Purin sau khi trải qua quá trình phân hủy của cơ thể sẽ tạo ra axit uric. Do đó, cần tránh những loại trái cây chứa purin như nước ép trái cây đóng hộp hoặc chế biến sẵn... để ngăn tình trạng tăng axit uric trong máu.

Trái cây nhiều đường fructose: Fructose là đường tự nhiên có trong nhiều loại trái cây và rau quả nhưng lại là một trong những thành phần làm tăng sản xuất axit uric trong máu. Nhóm thực phẩm chứa nhiều fructose gồm nho khô, chà là, mứt mận, mứt me...

Nhóm trái cây nên ăn:

Táo: chứa những dưỡng chất cần thiết cho người suy thận như giàu pectin (chất xơ hòa tan hữu ích trong việc thuyên giảm và duy trì mức cholesterol, đường huyết), chất chống oxy hóa dồi dào (hoạt chất quercetin trong táo bảo vệ tế bào não trước các tổn thương gây ra bởi tình trạng suy thận), giàu vitamin C (giúp những tế bào bạch cầu hoạt động hiệu quả).

Việt quất: là loại trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin, mangan và chất chống oxy hóa. Loại quả này chứa rất ít natri, kali, photpho nên rất phù hợp với người bệnh suy thận. Bạn có thể ăn trực tiếp, sấy khô hoặc làm nước ép.

Dâu tây: Loại quả mọng này chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin B9 (folate), vitamin C, mangan, chất xơ hòa tan và nhiều chất chống oxy hóa mạnh như anthocyanin và ellagitannin. Anthocyanin có khả năng bảo vệ cấu trúc tế bào cơ thể, ngăn chặn các tổn thương do gốc tự do phát sinh, bao gồm ung thư.

Cùng với việc hạn chế ăn thực phẩm, trái cây làm tăng hàm lượng axit uric, người bệnh nên đi khám chuyên khoa Tiết niệu - Thận học khi thấy có các biểu hiện của tình trạng tăng axit uric như đau khớp sau khi ăn (thường ở ngón chân cái), đau quặn thận (từ lưng lan xuống bẹn), đau cơ quan sinh dục, tiểu máu, tiểu đêm nhiều lần, khát nước (vào buổi tối trước khi đi ngủ)... Bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng, tình trạng thể chất và xem xét việc chỉ định người bệnh thực hiện những xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh... để đưa ra hướng điều trị phù hợp nếu có biểu hiện của bệnh thận.

Theo Vnexpress

https://vnexpress.net/axit-uric-cao-nen-an-trai-cay-gi-4557942.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke