Friday, 29/03/2024

5 bệnh viện COVID-19 không hài lòng về khẩu vị bữa ăn

12:09 10/09/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Thực tế khảo sát các bệnh viện thu dung, điều trị COVID-19 của Ban An toàn Thực phẩm, TPHCM ghi nhận 5 bệnh viện không hài lòng về khẩu vị bữa ăn. Bên cạnh đó, các hạn chế về suất ăn bị nguội trước khi dùng đang được chủ động khắc phục để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho y bác sĩ.

Sau khi Bộ phận Thường trực đặc biệt phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế có ý kiến về việc tăng cường chăm lo bữa ăn cho các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch, ngày 9/9 tại buổi họp báo về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố, Ban chỉ đạo phòng chống dịch đã thông tin chi tiết hơn về vấn đề này.

Suất ăn của nhân viên y tế khi vận chuyển đến thường bị nguội trước khi sử dụng

Ông Phạm Đức Hải, Phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TPHCM nêu rõ: “Việc đảm bảo đời sống cho nhân viên y tế là vấn đề chính đáng vì mục tiêu hướng tới chăm lo cho lực lượng tuyến đầu tốt nhất. Đội ngũ y bác sĩ nhân viên y tế là những chiến sĩ kiên cường, dũng cảm với tinh thần lương y như từ mẫu, thành phố luôn tri ân và tôn vinh nghĩa cử cao đẹp này”.

Liên quan đến thực phẩm và chất lượng suất ăn cho y bác sĩ cũng như bệnh nhân COVID-19, PGS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban quản lý An toàn Thực phẩm TPHCM cho biết, việc cung cấp suất ăn cho các cơ sở cách ly, bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị COVID-19 và các Trung tâm Hồi sức COVID-19 vấn đề an toàn thực phẩm được đặt ra ngay từ đầu. Ban An toàn thực phẩm đã thường xuyên kiểm tra, can thiệp kịp thời để phòng ngừa, giải quyết tận gốc những nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Hiện nay, một số nhà cung cấp khi đợt bùng phát dịch lần thứ 4 xảy ra không còn đủ sức cung ứng. Thành phố đã đưa các cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp thay thế. Tuy nhiên dịch kéo dài, các doanh nghiệp cung ứng suất ăn hiện tại đang gặp khó khăn.

"Cả thành phố có 218 doanh nghiệp có năng lực cung ứng trên 1.000 suất ăn mỗi ngày, nay một nửa số doanh nghiệp đã đóng cửa vì không chịu nổi chi phí 3 tại chỗ và khó khăn trong tìm nguồn nguyên liệu. Số còn lại đang nỗ lực vượt khó, bảo đảm nguồn cung ứng suất ăn cho nhân viên y tế, người bệnh tại các cơ sở cách ly, bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị COVID-19 và các Trung tâm Hồi sức COVID-19"- bà Lan nói.

Về chất lượng bữa ăn, PGS Phong Lan cho biết: “Khi khảo sát 64 bệnh viện, chúng tôi ghi nhận 5 bệnh viện có ý kiến phản hồi không hài lòng tập trung vào khẩu vị bữa ăn chưa vừa miệng. Ngoài ra còn một số vấn đề khác như thức ăn bị nguội, khó ăn… Chưa có phản ánh nào về việc thức ăn bị ôi thiu, mất an toàn thực phẩm”.

Cung cấp suất ăn tại các bệnh viện vừa đảm bảo chất lượng vừa đáp ứng khẩu vị là bài toán khó

Tại các bệnh viện điều trị COVID-19, nhân viên Ban quản lý An toàn Thực phẩm TPHCM không được phép kiểm tra trong bệnh viện nơi y bác sĩ và bệnh nhân trực tiếp sử dụng vì nguyên tắc cách ly đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Tuy nhiên, việc kiểm tra được thực hiện tại các cơ sở cung cấp suất ăn. Dù trong thời gian giãn cách nhưng lực lượng Thanh tra của Ban quản lý An toàn Thực phẩm vẫn hoạt động bình thường và kịp thời có ý kiến khi nhà cung cấp có nguy cơ.

Để khắc phục những vấn đề liên quan đến khẩu vị, suất ăn bị nguội… Ban quản lý an toàn thực phẩm đã đề nghị đơn vị cung cấp trao đổi với các bệnh viện để có biện pháp xử lý. Trường hợp với khẩu vị cần phải thay đổi món ăn theo khẩu vị của miền Bắc và món miền Trung theo các bệnh viện để giúp nhân viên y tế dễ ăn hơn.

Mặt khác, với tình huống thức ăn khi đến được với nhân viên y tế đã bị nguội thì cần có sự thống nhất về khung giờ giao suất ăn phù hợp với thời gian bác sĩ kết thúc tua trực. Bên cạnh đó, tại tất cả các bệnh viện phải có khu vực riêng để khi thức ăn được chuyển tới để bảo đảm an toàn thực phẩm. Nếu cần thiết cần trang bị lò vi sóng giúp bác sĩ dễ dàng hâm nóng thức ăn trước khi dùng.

Theo bà Lan, riêng vấn đề nhân viên y tế bị nhiễm bệnh trở thành F0, suất ăn chuyển sang chế độ dành cho người bệnh. Suất ăn của bệnh nhân là 80.000 đồng, nhân viên y tế là 120.000 đồng nếu cùng là bệnh nhân trong một phòng mà người này ăn suất này người kia ăn suất khác sẽ phát sinh thêm nhiều vấn đề.

Bà Lan cho biết, cần có những đề nghị để tăng giá trị suất ăn cho cả nhân viên y tế và cho cả bệnh nhân để đáp ứng tốt nhất vừa giúp y bác sĩ có sức khỏe tốt nhất vừa giúp bệnh nhân nhanh chóng bình phục nhờ được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, chất lượng.

Theo Tiền phong

https://tienphong.vn/5-benh-vien-covid-19-khong-hai-long-ve-khau-vi-bua-an-post1374521.tpo

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke