4 cảm giác "kỳ lạ" trên cơ thể là dấu hiệu bạn đang mắc ung thư mà không biết
02:47 08/11/2022
Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân là hiểu đúng về bệnh ung thư, hiểu những dấu hiệu cảnh báo sớm của cơ thể, từ đó phòng và chữa bệnh một cách khoa học.
Ai cũng cho rằng ung thư là án tử mà không biết rằng nếu phát hiện sớm, thì ung thư hoàn toàn có thể chữa được. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới: 1/3 số bệnh ung thư hoàn toàn có thể phòng ngừa được, 1/3 số bệnh ung thư có thể chữa khỏi nhờ phát hiện sớm và 1/3 số bệnh ung thư có thể điều trị bằng các biện pháp y tế để kéo dài sự sống và giảm đau.
Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân là hiểu đúng về bệnh ung thư, hiểu những dấu hiệu cảnh báo sớm của cơ thể, từ đó phòng và chữa bệnh một cách khoa học.
4 cảm giác "kỳ lạ" là dấu hiệu bạn đang mắc ung thư
1. Đau bất thường
Theo tờ tin tức QQ của Trung Quốc, cảm giác đau là một tín hiệu phát ra khi cơ thể muốn tự bảo vệ nó. Tuy nhiên, nếu bạn không hề bị chấn thương ở đâu mà vẫn cảm thấy đau thì nên đi kiểm tra xem liệu có có tế bào ung thư nào đang phát triển hay không. Bởi trong quá trình phát triển và xâm lấn, ung thư có thể gây ra triệu chứng đau.
2. Khó nuốt và khó tiêu
Các bác sĩ tại Trung tâm Ung thư Anderson (Mỹ) cho biết: "Dấu hiệu ung thư thường mơ hồ. Vì vậy, bạn đừng nghĩ rằng dấu hiệu khó tiêu, khó nuốt chỉ vì lão hóa. Hãy cẩn trọng vì nó chính là lời "thú tội" của các căn bệnh ung thư cổ họng, ung thư dạ dày, thực quản".
Theo tờ Nhân Dân nhật báo (Trung Quốc): Nếu bạn cảm thấy khó nuốt, cổ họng vướng víu mà không liên quan đến chứng cảm cúm hay viêm họng nào thì nên đi khám thực quản sớm vì nó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư thực quản.
Ngoài ra, khi ăn uống ở chế độ bình thường mà bạn vẫn thường xuyên bị đầy hơi, khó tiêu, thậm chí còn có cảm giác đau ở rốn, bụng thì rất có thể bạn đã mắc bệnh dạ dày hay xuất hiện khối u nào đó ở hệ thống tiêu hóa.
3. Ngứa hậu môn
Theo Tiến sĩ Oliver Eng (bác sĩ phẫu thuật ung thư tại Đại học Chicago): Ngứa hậu môn là một trong những dấu hiệu của ung thư đại trực tràng.
Chất nhầy và phân từ bên trong trực tràng gây kích ứng vùng da nhạy cảm bên trong trực tràng và xung quanh hậu môn, gây ngứa. Tình trạng ngứa ngáy thường tăng lên sau khi đại tiện và đặc biệt nặng hơn vào ban đêm.
Tuy nhiên, ngứa hậu môn còn là tình trạng lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng của một số bệnh, do đó để biết chính xác nguyên nhân gây ngứa hậu môn bạn nên đến bệnh viện kiểm tra.
4. Chán ăn, ăn nhanh no
Tiến sĩ Ioana Bonta, bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Trung tâm điều trị ung thư Hoa Kỳ trả lời trên tờ Businessinsider rằng: Chán ăn, ăn nhanh no là dấu hiệu của nhiều bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư buồng trứng. Bệnh nhân sẽ cảm thấy no, cho dù chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn. Ngoài ra, bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng cũng cảm thấy chán ăn, ăn không thấy ngon miệng.
Phải làm thế nào để có thể phòng chống lại bệnh ung thư?
Để có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư, bạn nên bắt đầu thực hiện những thay đổi trong lối sống sau đây:
- Không hút thuốc.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng thường xuyên.
- Hạn chế số lượng rượu, không quá một ly mỗi ngày.
- Hạn chế số lượng bạn tình.
- Duy trì cân nặng lý tưởng (có thể dựa trên chỉ số khối cơ thể BMI để xác định cân nặng phù hợp).
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn các loại thịt chế biến sẵn. Nên bổ sung hoa quả và các loại rau xanh mỗi ngày.
- Luyện tập thể dục đều đặn mỗi tuần.
- Hạn chế thức khuya.
- Nên làm các xét nghiệm sàng lọc ung thư và tiêm vắc-xin ngừa ung thư theo khuyến cáo của bác sĩ.