Tuesday, 07/05/2024

3 người bị uốn ván suýt chết do gà đá, cây đâm, tự té

17:53 01/07/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Uốn ván là một bệnh nặng, thời gian điều trị kéo dài, chi phí cao đối với các trường hợp nặng.

Ngày 1-7, BS-CKII Phạm Thanh Phong – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ - cho biết nơi đây vừa cứu sống 3 bệnh nhân uốn ván nặng và rất nặng.

Bệnh nhân đầu tiên là ông T.V.B (75 tuổi; ngụ An Giang) được bệnh viện tuyến trước chuyển đến Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ với tình trạng cứng hàm, tăng trương lực cơ toàn thân, bụng gồng cứng, có những cơn co giật toàn thân…

Cụ ông 75 tuổi bị uốn ván do cây đâm vào chân đang dần bình phục

Trước đó 7 này, bệnh nhân bị cây đâm nhưng không tiêm ngừa uốn ván. Sau 2 ngày nhập viện, bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vật, phải thở máy.

Sau 18 ngày điều trị tích cực, hiện tại bệnh nhân tỉnh, rối loạn thần kinh thực vật đã ổn định, hết gồng giật, vết thương cẳng chân không dấu hiệu nhiễm trùng, tiêu tiểu bình thường, đang trong quá trình cai thở máy .

Cùng thời điểm nằm viện với bệnh nhân B. còn có 2 bệnh nhân uốn ván khác. Trong đó, một bệnh nhân có vết thương nhỏ ở chân do gà đá, ủ bệnh hơn 1 tháng; một bệnh nhân có vết thương xây xát nhẹ ở cánh tay do tự té ngã. Bệnh nhân này đã được mở khí quản, chỉ thở oxy. Cả 2 bệnh nhân đều không tiêm ngừa uốn ván. Hai bệnh nhân này tiến triển ổn định, đã được chuyển về bệnh viện địa phương điều trị tiếp.

Theo BS.CKII Trần Ngô Phúc Mỹ, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, uốn ván là bệnh có tỉ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván gây ra. Bệnh uốn ván bùng phát khi cơ thể bị nhiễm độc bởi độc tố của vi khuẩn clostridium tetani. Chúng hiện diện dưới dạng nha bào trong đất và phân súc vật. Bệnh uốn ván hay gặp vùng nông thôn, vùng có khí hậu nóng ẩm, đất nhiều chất hữu cơ.

Thời gian ủ bệnh uốn ván là từ 5 ngày đến 1 tháng. Thời gian này càng ngắn thì bệnh càng nặng. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là đau mỏi hàm, cứng hàm sau đó cứng cơ các phần khác của cơ thể, rồi co giật, co thắt hầu họng thanh quản.

Uốn ván là một bệnh nặng, thời gian điều trị kéo dài, chi phí cao đối với các trường hợp nặng. Tuy nhiên đây là bệnh lý hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin với chi phí khá thấp. Vì vậy người dân cần chủ động tiêm phòng bệnh khi có vết thương ngõ vào kể cả các vết trầy xước nhẹ do tai nạn giao thông, vết đứt nhỏ trong lao động, sinh hoạt hàng ngày và cần tiêm ngừa ở tất cả những người chưa có miễn dịch.

Theo Người lao động

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke